Tư vấn về Thủ tục khởi kiện hàng xóm chiếm dụng đất chung

Tư vấn về Thủ tục khởi kiện hàng xóm chiếm dụng đất chung
Tư vấn về Thủ tục khởi kiện hàng xóm chiếm dụng đất chung

Tổng đài luôn luôn trực tuyến 1900.0191 có thể hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Tư vấn về Thủ tục khởi kiện hàng xóm chiếm dụng đất chung.


Cảm ơn bạn đã tin tưởng  gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật LVN. Chúc bạn một ngày đầy vui vẻ và sức khỏe. Cụ thể trong trường hợp này chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Trước hết, Căn cứ vào Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:

Điều166. Quyền chung của người sử dụng đất

“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

“1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”

      Trường hợp của bạn thì người hàng xóm đã vi phạm quy định của pháp luật cụ thể là vi phạm nghĩa vụ khi sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 như trên. Bên cạnh đó, hành vi lấn chiếm đất  chung của nhà hàng xóm đã vi phạm pháp luật căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định hành vi bị cấm: “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.” Như vậy khi người hàng xóm có hành vi vi phạm thì bạn có quyền được khiếu nại, tố cáo hành vi đó theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 như trên. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện về tranh chấp đất đai, bên gia đình bạn và bên hàng xóm bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải. Như vậy, trong trường hợp này để đòi lại phần đất đó đã bị lấn chiếm các bên phải tiến hành hòa giải căn cứ:

Điều 202 của Luật Đất đai 2013

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Trong trường hợp 2 gia đình không tự hoà giải được thì gia đình bạn sẽ gửi đơn tới Uỷ ban nhân dân xã để tiến hành hoà giải, mà nếu hoà giải không thành thì gia đình bạn sẽ gửi đơn tới Toà án để giải quyết theo quy định tại khoản 1, Điều 203 của Luật Đất đai 2013 : “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.

Cụ thể, Luật đất đai 2013 quy định:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Gia đình bạn có thể viết đơn khởi kiện và gửi nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất). Cụ thể trong đơn kiện phải có các nội dung theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”

        Để tránh kéo dài thời gian phát sinh nhiều chi phí không mong muốn khi xảy ra việc khởi kiện tranh chấp đất đai khách hàng có thể dùng dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai của công ty Luật LVN của chúng tôi như sau. Các luật sư sẽ tiến hành thủ tục để giúp bạn khởi kiện tranh chấp đất đai trong thời gian ngắn nhất:

–  Tiến hành xác định các điều kiện khởi kiện, đơn vị tòa án hành chính có thẩm quyền giải quyết, xét xử đúng theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, dân sự, cụ thể: xem xét đó có phải là loại việc liên quan theo quy định, đúng cấp tòa án giải quyết vụ án theo thẩm quyền hay không.

         Việc làm này rất quan trọng để có thể khởi kiện tranh chấp đất đai trong thời gian luật định, tìm ra căn cứ xác thực chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

–  Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai cũng sẽ tiến hành thu thập toàn bộ các chứng cứ, tài liệu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có được ưu thế khi tham gia khởi kiện. Tư vấn chi tiết và cụ thể cho từng vụ án tranh chấp đất đai, cho từng khách hàng cá nhân một cách chi tiết.

–  Chuẩn bị hoàn thành hồ sơ khởi kiện tranh chấp theo luật đất đai, luật tố tụng hình sự, dân sự theo quy định.

Các giấy tờ thủ tục hồ sơ khởi kiện bao gồm:

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có các giấy tờ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 (theo quy định luật đất đai năm 2003);

+  Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất theo quy định;

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức;

+  Các giấy tờ hợp pháp từ quyền thừa kế, hay cho tặng đất đai;

+  Những giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay mua bán nhà ở trước ngày 15/10/1993 hoặc được cơ quan chức năng xác nhận trước ngày này;

+  Các giấy tờ thanh lý, hay hóa giá nhà ở gắn liền với đất do nhà nước có thẩm quyền đã cấp;

+  Những bản án hay quyết định của Tòa án nhân dân các cấp, quyết định thi hành, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp của cơ quan có thẩm quyền;

+  Những biên bản giải quyết của cơ quan chức năng có liên quan đến vụ kiện;

+  Biên bản hòa giải tại xã, phường theo luật định

–  Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai công ty luật LVN cũng tư vấn cho khách hàng trình tự để có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án theo hình thức trực tiếp hay qua bưu điện, thời gian, thời điểm và số tiền phải đóng tạm ứng án phí…

Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý về nội dung mà quý khách hàng quan tâm của LVN LAW FIRM. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, khó khăn hoặc muốn liên hệ sử dụng dịch vụ, quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể.

Rất mong sự hợp tác của quý khách!

Trân trọng./.


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191