Tư vấn về thủ tục trình báo tố giác tội phạm

Tư vấn về thủ tục trình báo tố giác tội phạm
Tư vấn về thủ tục trình báo tố giác tội phạm

THƯ TƯ VẤN VỀ THỦ TỤC TRÌNH BÁO TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Cám ơn quý khách đã gửi liên hệ tới văn phòng Luật sư LVN, liên quan đến vấn đề quý khách quan tâm, chúng tôi xin được đưa ra tư vấn và các bước thực hiện chi tiết như sau:

  1. Căn cứ, quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan:

1.1. Các quy định của pháp luật về mặt nội dung.

– Điều 100, 101,103,104 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009.

– Luật Tố cáo năm 2011

Thông tư 06/2013 TT-TTCP thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo

1.2. Các quy định của pháp luật về mặt hình thức.

– Bộ luật tố tụng hình sự 2003

– Thông tư 06/2013 TT-TTCP thông tư quy định quy trình giải quyết tố cáo

  1. Bình luận hướng dẫn các quy định của pháp luật.

Việc tố giác tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức luôn được Nhà nước khuyến khích động viên thực hiện, với khối lượng công việc hiện tại của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong điều tra, giải quyết các vụ án hình sự thì để phát hiện ra hành vi phạm tội của một bộ phận nhỏ người dân là rất khó khăn, việc khuyến khích người dân tố giác tội phạm vừa giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện được hành vi phạm tội để tập trung điều tra, đồng thời qua đó tạo niềm tin cho nhân dân về vấn đề công lý trong xã hội.

Pháp luật Tố tụng Hình sự quy định

Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

Việc quy định về tố giác tội phạm được coi vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân trong công cuộc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Luật Tố cáo quy định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”

Theo đó, công dân có thể thực hiện quyền của mình là tố giác tội phạm thông qua hai hình thức, thứ nhất là viết đơn tố giác, nộp đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thứ hai, tố giác trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền, là tố giác bằng miệng. Cơ quan có nghĩa vụ tiếp nhận tố giác tội phạm của người tố giác bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức khác. Pháp luật cũng lường trước được sẽ có một vài các cá nhân, tổ chức trình bày về nội dung tố cáo không trung thực, hoặc tố cáo nhằm thực hiện một mục đích không tốt nào đó, vì vậy pháp luật quy định, người tố cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình và phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Pháp luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo, để từ đó nâng cao trách nhiệm của họ đối với việc tố cáo tội phạm của cá nhân, tổ chức khác.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.”

  1. Hướng dẫn cách thức, thủ tục tố giác tội phạm

3.1 Đối với hình thức tố cáo trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận việc tố cáo của người tố cáo bao gồm:

– Cơ quan điều tra

– Viện kiểm sát

– Tòa án

– Cơ quan, tổ chức khác

Khi người tố cáo thực hiện việc tố cáo của mình thì cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện công việc ghi chép lại bằng văn bản, đề nghị cung cấp thêm thông tin tài liệu về hành vi phạm tội, đề nghị cung cấp thông tin cá nhân của người tố cáo nhằm thuận tiện cho vấn đề trả lời kết quả nội dung tố cáo.

Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”

Bạn có thể đến các cơ quan như công an phường, xã nơi bạn cư trú để tố giác tội phạm

Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

3.2 Đối với hình thức tố cáo tội phạm qua đơn tố giác.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn của người tố giác tội phạm, sau một khoảng thời gian nhất đinh (20 ngày kể từ ngày nhận đơn tố giác, khoảng thời gian này có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng do tính chất, tình tiết phức tạp của vụ án), cơ quan tiếp nhận sẽ có nhiệm vụ trả lời đơn khởi kiện của bạn. Đơn tố giác tội phạm có thể theo mẫu như sau:

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Kính gửi:        ……………………………………………………….

Chúng tôi là: ……………………………………….… – Chức vụ:…………

Nghề nghiệp:………………………………………………………….…………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………….………..

Đăng ký hộ khẩu thường trú:.……………………………………………………..

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà……………………..………….………,

Về hành vi:………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

Cụ thể như sau:

Ngày …./…/20…………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………

Từ sự việc và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:…………

……………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………….

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà……………………….đã vi phạm điều ….., luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông/bà….……………………………..

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các tài liệu có liên quan đến sai phạm của ông/bà….. ……………… tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà …………… Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc. Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

Kính đơn!

Những người tố giác

Sau khi bạn cung cấp các thông tin về bản thân mình cho cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm, bạn nên đề nghị cơ quan tiếp nhận giữ bí mất thông tin cá nhân của mình để tránh hành vi trả thù, khi có hành vi trả thù của người bị tố cáo, người thân thích của tố cáo, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có biện pháp phù hợp để bảo vệ cho chính mình và người thân thích của mình.

Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề trình báo, tố giác tội phạm. Hi vọng rằng nhưng thông tin mà chúng tôi cung cấp thực sự có ích đối với bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, bạn có thể gọi điện trực tiếp tới số điện thoại 1900.0191 để được tư vấn, giải đáp về những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên.

Trân trọng!



TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191