Chất lượng an toàn thang máy do cơ quan nào giám định

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chất lượng an toàn thang máy do cơ quan nào giám định

Chất lượng của 1 tháng máy sẽ do cơ quan nào quản lý, do tòa nhà tự bảo quản hay là có thanh tra của xây dựng họ kiểm tra thường xuyên, việc này rất quan trọng, giúp đảm bảo cho tính mạng của những người sống tại tòa nhà đó, nếu biết chúng tôi có thể yêu cầu những cơ quan này kiểm tra gắt gao hơn?


Luật sư Tư vấn Luật xây dựng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 18 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quản lý chất lượng an toàn thang máy

  • Quy trình kiểm định QTKĐ 21-2016/BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội về Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395:2008 yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt của thang máy điện.
  • Quy chuẩn quốc gia QCVN 02/2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy điện

3./ Luật sư tư vấn

Thang máy khi lắp đặt phải đảm bảo cấu tạo, yêu cầu theo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 6395 : 2008 do Bộ Công nghệ và Khoa học công bố, đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn lao động quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02/2011/BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội.

Việc kiểm tra định kỳ thang máy do đơn vị bảo trì bảo dưỡng thang máy tiến hành. Kiểm tra định kỳ phải thể hiện dưới dạng biên bản vào sổ nhật ký thang máy. Thời hạn giữa hai lần kiểm tra định kỳ không quá 1 năm, không phụ thuộc vào mức độ sử dụng thiết bị nhiều hay ít. Nói cách khác, trách nhiệm quản lý chất lượng thang máy của tòa nhà thuộc về ban quản lý tòa nhà.

Ngoài ra, thang máy trước để được đăng ký cấp phép sử dụng phải qua khâu kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn (kiểm định lần đầu) do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.

Theo Mục 8 Quy trình kiểm định QTKĐ 21-2016/BLĐTBXH, thang máy đã đăng ký được cấp phép sử dụng phải được kiểm định định kỳ theo chu kỳ: Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm; Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 10 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm; Đối với thang máy điện đã sử dụng trên 20 năm thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.

Bộ lao động thương binh và xã hội có thể kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy hoặc khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp phát hiện, nghi ngờ thang máy có vấn đề về chất lượng, người dân sống trong tòa nhà có quyền yêu cầu ban quản lý tòa nhà thực hiện việc kiểm tra chất lượng thang máy đột xuất và có những biện pháp thích hợp để xử lý. Ban quản lý tòa nhà sẽ phải yêu cầu đơn vị bảo trì bảo dưỡng thang máy tiến hành việc kiểm tra này. Trường hợp cần thiết, người dân có thể yêu cầu trực tiếp cơ quan của Bộ lao động thương binh và xã hội thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn của thang máy.

Với những tư vấn về câu hỏi Chất lượng an toàn thang máy do cơ quan nào giám định, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191