Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xây cơi nới ra chỉ 1,5m có cần xin giấy phép
Nhà tôi trước đây có xây thụt vào phần đất của mình khoảng 1,5m để làm chỗ thoáng khí và để xe trước cửa nhà, hiện nay tôi muốn sửa lại và xây nhà hết phần đất này vậy tôi có phải xin phép xây dựng gì không, và việc xin phép này có mất nhiều thời gian không, nếu tôi chỉ xây với những vật liệu xây dựng nhẹ và nhanh gọn thì có cần xin phép không, dự tính chắc chỉ mất nửa ngày là xong rồi.
Luật sư Tư vấn Luật Xây dựng – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 04 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục sửa lại và xây thêm nhà ở riêng lẻ
Luật xây dựng năm 2014
3./ Luật sư tư vấn
Góp phần vào công cuộc quản lý của nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng, khi thực hiện việc đầu tư xây dựng (kể cả đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ), chủ thể tiến hành đầu tư xây dựng trong một số trường hợp phải thông báo, một số trường hợp lại cần đăng ký. Như khi đầu tư xây dựng mới một công trình thì thông thường, chủ thể cần tiến hành đăng ký đầu tư xây dựng thì mới được phép xây dựng. Còn khi một chủ thể muốn sửa và xây lại công trình trên một phần diện tích đất thì chủ thể này có thể không phải thực hiện việc thông báo hoặc xin giấy phép xây dựng tùy theo từng tình huống cụ thể.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng thì các công trình xây dựng được xác định là “sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.”
Căn cứ vào điểm h Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng thì “Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc” là một trong những công trình được miễn giấy phép xây dựng và không cần “thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ” theo quy định tại điểm l Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng.
Theo đó, trong trường hợp việc sửa lại và xây nhà hết phần đất trước đây dùng để làm chỗ thoáng khí và để xe trước cửa nhà là phần không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì chủ thể không cần thông báo cũng như xin giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng. Còn nếu phần cần sửa lại và xây mới này là phần tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì chủ thể cần xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Thời hạn cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại đô thị là 15 ngày làm việc (có thể gia hạn thêm 10 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc sửa chữa lại và xây hết phần đất đã thụt vào mà tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì mới phải xin giấy phép xây dựng, và thời hạn để xin giấy phép là 15 ngày làm việc. Nếu không thuộc trường hợp này thì bạn có thể tiến hành xây dựng mà không phải xin giấy phép xây dựng.
Với những tư vấn về câu hỏi Xây cơi nới ra chỉ 1,5m có cần xin giấy phép, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.