Chở gỗ trên xe để sử dụng trong nhà thì bị xử lý như thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Chở gỗ trên xe để sử dụng trong nhà thì bị xử lý như thế nào

Mọi người giúp em với, không may vận chuyển 2 thẻ gỗ trên xe ô tô để về sử dụng việc nhà mà khi bị bắt lần 2 thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Hay là chỉ phạt ạ. Em cảm ơn ạ


Luật sư Tư vấn Quy định về quản lý rừng – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 26/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử phạt khi vận chuyển gỗ trái phép

Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

3./ Luật sư trả lời Chở gỗ trên xe để sử dụng trong nhà thì bị xử lý như thế nào

Do tình trạng khai thác rừng trái phép dẫn tới suy kiệt nguồn tài nguyên, diện tích rừng bị thu nhỏ và hàng loạt các hậu quả khác. Nhà nước ta đã đưa ra những yêu cầu nhất định mà người khai thác, vận chuyển lâm sản (gỗ là một trong số đó) phải tuân theo để có thể hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi, trái pháp luật. Khi vận chuyển lâm sản (gỗ chưa qua ) mà không có giấy phép, không đáp ứng được những điều kiện tương ứng với sản phẩm vận chuyển thì sẽ bị coi là vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Căn cứ Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP:

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

… c)Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.

d)Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.

… 2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

… c)Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.

d)Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.

… 3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

… d)Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.

đ)Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.

e)Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3. …”

Căn cứ Điều 232 Bộ luật hình sự:

“Điều 232. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

… k)Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường; 

… m)Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm l khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Điều 243 Bộ luật hình sự quy định về Tội hủy hoại rừng.

Theo đó, thông tin bạn đưa ra chưa đủ để kết luận việc vận chuyển lần 2 của bạn nếu bị bắt thì có bị xử lý hình sự hay không. Tuy nhiên, nhìn chung, do bạn đã bị xử phạt hành chính một lần về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (cũng là vận chuyển gỗ) nên nếu bạn bị bắt lần 2 cũng do hành vi vận chuyển gỗ trái phép khi chưa được xóa tiền sự thì bạn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Quy định được áp dụng sẽ tương ứng với số gỗ bạn vận chuyển (tính ra mét khối) là bao nhiêu và loại gỗ đó là loại gỗ gì.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, nếu bạn chưa được xóa tiền sự thì việc bị phát hiện thực hiện việc vận chuyển lâm sản trái phép lần 2 sẽ khiến bạn phải gánh chịu trách nhiệm hình sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191