Câu hỏi của khách hàng: Nắm giữ 50% cổ phần công ty thì có những quyền gì
Cho em hỏi. Em có trên 50% cổ phần công ty. Em có những quyền gì. Em được quyền quyết định tất cả không? Được quyền Tự ứng cử làm Giám đốc công ty, đại diện pháp luật không? Được quyền giải thể công ty hay sát nhập công ty hay không? Anh em giúp mình nhé. Xin chân thành cám ơn!
Luật sư Tư vấn Luật doanh nghiệp – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 07/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền định đoạt hướng đi của công ty- tự ứng cử của cổ đông
Luật doanh nghiệp năm 2014
3./ Luật sư trả lời Nắm giữ 50% cổ phần công ty thì có những quyền gì
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì bạn là người nắm giữ trên 50% cổ phần của một công ty cổ phần. Theo đó, bạn được xác định là cổ đông, một chủ sở hữu của công ty cổ phần này. Bạn sẽ có những quyền của một cổ đông công ty. Nhưng về quyền quyết định, tự ứng cử làm Giám đốc công ty, đại diện pháp luật,giải thể hoặc sáp nhập công ty này của bạn, bạn cần đưa ra những quy định cụ thể đang được lưu hành trong công ty này.
-Trong trường hợp Điều lệ công ty hoặc những văn bản nội bộ khác của công ty bạn có quy định về việc người nắm giữ trên 50% cổ phần của công ty không có quyền tự ứng cử làm giám đốc,… thì bạn sẽ không có những quyền này. Ngược lại, nếu Điều lệ công ty quy định cổ đông nắm giữ trên 50% cổ phần của công ty có những quyền mà bạn nhắc tới thì bạn sẽ có những quyền trên. Trừ trường hợp quy định nội bộ đó không phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ không được áp dụng.
-Trong trường hợp Điều lệ công ty và các văn bản nội bộ của công ty bạn không có những quy định hoặc có quy định nhưng không có sự khác biệt với quy định của pháp luật thì quyền của bạn trong việc quyết định hoạt động của công ty, tự ứng cử,… được xác định như sau:
+Căn cứ Chương V Luật doanh nghiệp thì cổ đông nắm giữ trên 50% cổ phần của công ty, thông thường không phải là căn cứ để hạn chế hoặc xác lập những quyền đặc biệt trong việc định đoạt hướng đi, hoạt động của công ty cũng như việc tự ứng cử vào Giám đốc công ty hay tương tự,… Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật doanh nghiệp thì cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng sẽ có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp đặc biệt,…
+Căn cứ Điều 135 Luật doanh nghiệp thì việc định hướng phát triển công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên,… là quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+Ngoài ra, theo quy định tại Điều 144 Luật doanh nghiệp thì do bạn nắm giữ trên 50% cổ phần của công ty nên quyết định của bạn sẽ có vai trò rất quan trọng (trong nhiều trường hợp là có thể quyết định) việc thông qua của Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Hơn nữa, việc bổ nhiệm một người làm Giám đốc công ty là quyền của Hội đồng quản trị, không dựa trên việc số cổ phần mà bạn nắm giữ là bao nhiêu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc bạn nắm giữ trên 50% cổ phần công ty không phải làm căn cứ phát sinh quyền định đoạt hướng đi của công ty (trong đó có việc giải thể, sáp nhập công ty), hoạt động kinh doanh của công ty cũng như việc tự ý cử mình làm Giám đốc công ty. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc các văn bản nội bộ có quy định trao quyền này cho người nắm giữ trên 50% cổ phần công ty và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.