Câu hỏi của khách hàng: Biên bản thanh lý hợp đồng Phó giám đốc ký có giá trị pháp lý không?
Em có một chút thắc mắc, xin các anh/chị một số tư vấn với ạ, em cảm ơn ạ
Công ty em có ký kết hợp đồng xây dựng và bây giờ muốn thanh lý hợp đồng. Cho em hỏi Biên bản thanh lý hợp đồng do Phó giám đốc công ty em (không là đại diện pháp luật) ký thì cần những điều kiện gì để Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý ạ? Có cần giấy ủy quyền không hay Phó giám đốc có thẩm quyền đương nhiên ký kết, có điều kiện về giấy ủy quyền không ạ?
Và trong trường hợp Điều lệ có quy định phó giám đốc có thẩm quyền ký kết thì có cần văn bản ủy quyền không ạ?
Luật sư luật doanh nghiệp – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 27/06/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thẩm quyền ký kết văn bản, hợp đồng trong công ty
Bộ luật dân sự 2015
Luật doanh nghiệp 2014
3./ Luật sư trả lời về giá trị pháp lý của Biên bản do Phó giám đốc ký
Từ những thông tin bạn cung cấp và căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình như sau:
Ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng giữa công ty với đối tác là vấn đề khá phổ biến và được các bên trong giao dịch quan tâm. Vì thế, để biết được người ký kết hợp đồng,văn bản với mình có đúng thẩm quyền hay không, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc về chủ thể có thẩm quyền ký kết với bạn trong trường hợp này trước khi các bên xác lập hoàn thành hợp đồng.
Trong trường hợp của bạn, người ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng là phó giám đốc đồng thời không phải người đại diện theo pháp luật của công ty, bạn có thể yêu cầu họ cung cấp giấy ủy quyền ký Biên bản của công ty cho Phó giám đốc để làm căn cứ giải quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh hoặc có các rủi ro như: Biên bản hoặc Hợp đồng ký kết không đúng thầm quyền thì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
“Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2.Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3.Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4.Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không phải bất cứ người đại diện nào của công ty đều có thẩm quyền ký kết mà dựa trên quy định của pháp luật cụ thể Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ của công ty quy định.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.