Câu hỏi của khách hàng: Tổng Giám đốc không có quyền phân công công việc cho Phó Chủ tịch HĐQT
Chào anh/chị, anh chị giúp em với. Tình huống của em như thế này:
Công ty em có Hội đồng quản trị, trong đó có một Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch đang yêu cầu Tổng Giám đốc có quyết định bổ nhiệm hoặc phân công công việc cho ông ấy. Nhưng Tổng giám đốc em nói là Tổng giám đốc không có quyền phân công công việc cho người của HĐQT. Ông Phó Chủ tịch kia yêu cầu là tìm văn bản pháp lý nào nói rằng “Tổng Giám đốc công ty không có quyền phân công công việc cho Phó Chủ tịch HĐQT”, em tìm mãi không thấy, các Anh/chị giúp em với.
Em cảm ơn Anh/chị
Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 21/06/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh
Luật Doanh nghiệp 2014
3./ Luật sư trả lời
Theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần :
“Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
- Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoáncó quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.”
Căn cứ theo quy định này , bạn cần xác định cơ cấu tổ chức của công ty bạn là cơ cấu tổ chức theo mô hình CTCP có Ban kiểm soát hay theo mô hình CTCP không có Ban kiểm soát . Có thể thấy , CTCP hoạt động theo mô hình không có Ban kiểm soát ( không bao gồm trường hợp CTCP hoạt động theo mô hình thứ nhất nhưng có dưới 11 thành viên ) thì phải đáp ứng điều kiện ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập . Trong trường hợp Công ty bạn theo mô hình CTCP không có Ban kiểm soát thì phải xem xét về điều kiện của thành viên Hội đông quản trị .
Theo quy đinh về điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị :
“Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
…
- Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật vềchứng khoáncó quy định khác:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong03 năm liền trước đó.
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
…”
Trong trường hợp này , bạn cần xem xét Phó Chủ tịch HĐQT cua Công ty có phải là thành viên độc lập trong công ty không , nếu có thì người này sẽ không được đảm nhiệm các chức vụ khác trong Công ty .
Và theo quy định về nhiệm vụ , quyền hạn của Giám đốc , Tổng Giám đốc Công ty :
“ Điều 157. Giám đốc , Tổng Giám đốc Công ty
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.”
Như vậy , trong trường hợp của bạn , chức danh của Phó Chủ tịch HĐQT là chức danh được bầu theo quy định của HĐQT . Do đó , Tổng Giám đốc Công ty không được thẩm quyền bổ nhiệm các công việc khác cho Phó Chủ tịch HĐQT mà việc bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của HĐQT .
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.