[Hỏi đáp Wiki Luật] Quyền không ký tiếp hợp đồng với lao động nữ đang có thai nếu là hợp đồng lao động có thời hạn?

Câu hỏi :

Nữ nhân viên trong thời gian thai sản (mang thai và nuôi con dưới 12 tháng) mà hợp đồng lao động hết hiệu lực thì Công ty có quyền không ký tiếp hợp đồng không ? (Nguyễn Tuấn H. Trưởng phòng nhân sự công ty HT. TP.HCM)

 

 

Trả lời :
Hợp đồng lao động “hết hiệu lực” mà bạn nói có lẽ là dạng “hết thời hạn hợp đồng” – áp dụng cho loại hợp đồng có thời hạn chứ gì ? Tôi hiểu như vậy và có vài ý trao đổi như sau :
Luật lao động quy định đối với hợp đồng có thời hạn, nếu hết thời hạn thì trong vòng 30 ngày, kể từ ngày hết hạn hai bên phải ký kết hợp đồng mới. Do vậy, nếu không ký tiếp thì công ty cũng phải thông báo sớm cho người lao động.
Tuy nhiên, điều tôi quan tâm hơn là hợp đồng lao động có thời hạn mà công ty đang ký với người lao động về nguyên tắc phải đúng luật. Tức là chưa hoặc mới chỉ gia hạn không quá 1 lần trước đó. Còn nếu đã gia hạn tới lần thứ 2 thì tuy về hình thức là hợp đồng có thời hạn nhưng thực chất đã trở thành hợp đồng không xác định thời hạn ( qui định tại khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động). Trong trường hợp này, công ty phải áp dụng giải quyết giống như trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Còn nếu câu hỏi của bạn đơn giản chỉ là một lao động nữ, có hợp đồng xác định thời hạn với công ty (giả sử là 24 tháng) và nay hết thời hạn hợp đồng, công ty không muốn tiếp tục ký nữa – thì đó là quyền luật định của công ty. Thực chất đó chính là sự thỏa thuận của hai bên ngay từ đầu. Việc này áp dụng cả đối với lao động nữ đang có thai ( riêng việc đang “nuôi con dưới 12 tháng tuổi” tôi nghĩ đây là tình huống không thể xảy ra. Vì trước khi người lao động sinh con hai bên đã phải giải quyết vấn đề hợp đồng rồi còn, còn đâu mà nay hỏi nữa ?)
Bạn cũng cần phân biệt rạch ròi giữa trường hợp kết thúc hợp đồng khi hợp đồng hết thời hạn và trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của một bên – để giải quyết cho đúng luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên.
 
 
 

Wiki Luật kính đáp!

    Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

 

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191