Thế chấp quyền sử dụng đất dưới hình thức hợp đồng ủy quyền để vay tín dụng đen

Thế chấp quyền sử dụng đất dưới hình thức hợp đồng ủy quyền để vay tín dụng đen

Năm 2008 chị gái tôi có vay tín dụng đen, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hai bên có ký hợp đồng ủy quyền, thời hạn hợp đồng ủy quyền là 02 năm kể từ ngày ký. Cho đến nay hợp đồng ủy quyền đã hết thời hạn, vậy chị gái tôi có được quyền sử dụng miếng đất trên theo quy định của pháp luật không và có được quyền xin lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Gửi bởi: Nguyễn Huy Văn

Trả lời có tính chất tham khảo

Bạn thân mến, do thông tin bạn cung cấp quá chung chung, chúng tôi xin tư vấn như sau để bạn tham khảo.

Thứ nhất, bạn nói chị bạn vay tín dụng đen và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng ủy quyền. Theo tôi hiểu thì điều đó có nghĩa là hai bên không ký hợp đồng vay dưới hình thức có thế chấp mà việc thế chấp tài sản được che giấu dưới dạng hợp đồng ủy quyền.

Thứ hai, về việc bạn hỏi đến nay đã hết thời hạn 02 năm ủy quyền, chị bạn có được quyền sử dụng miếng đất trên hay không. Thứ nhất, chị bạn đã thực hiện đúng cam kết, trả hết số nợ chị bạn vay hay chưa? Hai bên thỏa thuận cụ thể về việc vay, trả nợ và xử lý tài sản thế chấp thế nào? Tôi xin chia thành hai trường hợp như sau:

Nếu chị bạn đã trả hết số nợ và lãi theo thỏa thuận, bên kia có nghĩa vụ phải giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị bạn, hợp đồng ủy quyền hết thời hạn thì đương nhiên chấm dứt việc ủy quyền. Tuy nhiên, mặc dù hợp đồng đã ủy quyền nhưng nếu chị bạn chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ của mình thì sẽ không đương nhiên được lấy lại giấy chứng nhận quyền sử đụng đất. Bên cho vay có thể sẽ khởi kiện, khi đó, Tòa án sẽ xử vấn đề vay và vấn đề hợp đồng ủy quyền đó như sau:

Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 129 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Như vậy, ở đây có thể thấy là hợp đồng ủy quyền của chị bạn với bên cho vay là hợp đồng giả tạo, che dấu việc vay tín dụng đen có thế chấp. Như vậy, khi tòa án phân xử sẽ ra quyết định tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu, và xét các tình tiết cụ thể khác để xem xét về việc hợp đồng vay có thế chấp như thế nào (do bạn không nói về mức lãi suất, cụ thể thỏa thuận thế chấp như thế nào nên tôi không thể trả lời cụ thể). Trên cơ sở đó Tòa án sẽ phân xử cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc chị bạn có thể lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Cục Trợ giúp pháp lý


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191