Con trâu thuộc quyền sở hữu của ai?

Con trâu thuộc quyền sở hữu của ai?


Ông A và ông B cùng thả trâu vào rừng, một thời gian ông B mang trâu về nhà, ông A cho rằng con trâu đó là của mình, hai bên xảy ra tranh chấp, trong thời gian tranh chấp ông B đã bán trâu cho ông C và ông C đã đổi con trâu đó cho ông D để nhận một con trâu khác. Khi giải quyết tranh chấp tòa án xác định đó là trâu của ông A. Xin hỏi:

1. Tranh chấp đó có phải là tranh chấp bất động sản ko? Trâu có phải đăng ký quyền sở hữu ko?

2. Việc chiếm hữu của ông D có căn cứ pháp luật không? Vì sao?

3. Ông A có quyền đòi trâu từ ông D ko?

Gửi bởi: huong nguyen van

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Tranh chấp này không phải là tranh chấp bất động sản vì theo quy định tại điều 174 Bộ luật Dân sự 2005 về bất động sản và động sản thì con trâu không phải là bất động sản.

Con trâu là động sản theo quy định tại điều 167 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản thì quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký.

2. Việc chiếm hữu của ông D là không có căn cứ và không ngay tình vì tại thời điểm ông mua con trâu thì đã có tranh chấp, như vậy không thể nói ông D không biết đó là con trâu của ông A. Như vậy không thể áp dụng được Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.

3. Ông A có quyền đòi lại con Trâu của mình theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền đòi lại tài sản.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 04.3747 8888 – Email: info@luatdaiviet.vn

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Trả lời bởi: z


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191