Trước đây tôi ở Việt Nam nhưng nay đã đi định cư ở nước ngoài từ lâu. Bố mẹ của tôi có tài sản là một căn nhà trên đất tại Việt Nam. Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế tài sản (là nhà đất) của cha mẹ để lại tại Việt Nam hay không? Thủ tục xin hưởng thừa kế như thế nào?
Gửi bởi: Nguyễn Tuấn Anh
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của người chết cho người còn sống là người thừa kế. Vì vậy, tại khoản 5 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 5 Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu là: “Được thừa kế tài sản”. Vì tài sản ở tại Việt Nam nên điều kiện được hưởng thừa kế phải tuân theo pháp luật của Việt Nam là nơi có tài sản (theo quy định tại khoản 1 Điều 833 Bộ luật dân sự năm 1995). Khoản 1 Điều 833 Bộ luật dân sự năm 1995(1)(1) Khoản 1 Điều 766 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này”. quy định:
“Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”.
Khoản 3 Điều 15 Bộ luật dân sự năm 1995(2)(2) Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ quy định này. Vấn đề này được quy định tại khoản 5 Điều 113 Luật đất đai năm 2003: “Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”. quy định:
“Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định riêng”.
Do đó, anh cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật này. Căn cứ Điều 634 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Như vậy anh được hưởng di sản thừa kế nếu bố mẹ anh có để lại di chúc nói về vấn đề này hoặc là người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp bố mẹ anh không để lại di chúc.
Vì di sản thừa kế là bất động sản (nhà gắn liền với quyền sử dụng đất) – là loại tài sản đặc biệt nên theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ họ để lại tại Việt Nam nếu có đủ các điều kiện như sau:
– Đối với di sản thừa kế là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất: theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 121 Luật đất đai năm 2003 thì trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này) thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Theo điểm d khoản 2 Điều 121 Luật đất đai năm 2003: “… trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cá nhân nước ngoài thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”. Khoản 1 Điều 121 Luật đất đai năm 2003 quy định:
“a. Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam;
b. Người có công đóng góp với đất nước;
c. Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước;
d. Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam;
đ. Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”.
– Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất: Theo quy định tại khoản 2 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005(3)(3) Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ quy định này.: “Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này”. Để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất thì người thừa kế cũng phải có các điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật đất đai năm 2003.
Tại khoản 5 Điều 113 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên, đối với trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật đất đai năm 2003 thì họ sẽ “được hưởng giá trị của phần thừa kế đó” theo quy định tại khoản 5 Điều 113.
Do vậy, nếu anh không đủ điều kiện để được hưởng thừa kế là nhà đất tại Việt Nam thì có thể chuyển nhượng cho người khác để lấy bằng tiền. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối quy định về mua và chuyển ngoại tệ của cá nhân như sau:
“Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ để chuyển tiền trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người thân ở nước ngoài… sẽ được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài trên cơ sở xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định của Ngân hàng nhà nước”. Như vậy sau khi được nhận giá trị thừa kế bằng tiền thì anh có quyền mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định nêu trên.
Các văn bản liên quan:
Bộ Luật 33/2005/QH11 Dân sự
Nghị định 63/1998/NĐ-CP Về quản lý ngoại hối
Luật 13/2003/QH11 Đất đai
Trả lời bởi: MOJ Admin
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.