Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục dẫn đến mang thai

Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục dẫn đến mang thai

Em gái tôi bị bạn trai dụ dỗ quan hệ tình dục lúc 15 tuổi 5 tháng. Người quan hệ tình dục với em tôi 17 tuổi. Hiện nay em tôi đang có bầu. Gia đình tôi muốn làm đơn tố cáo bạn trai của em tôi. Cho tôi hỏi nếu gia đình chúng tôi tố cáo thì người đó sẽ chịu mức án như thế nào? Gia đình tôi có được bồi thường không? Tôi xin cảm ơn.

Gửi bởi: HD

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự

Với những thông tin mà bạn đã cung cấp thì y định tại của Bộ luật Hình sự thì bạn trai của em gái bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì:

– Theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Hình sự thì người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Bạn trai của em gái bạn không có dấu hiệu dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với em gái bạn trái với ý muốn của cô ấy. Theo như thông tin bạn cung cấp thì em gái bạn giao cấu với bạn trai cô ấy là hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép và trái ý muốn của cô ấy.

Do vậy, bạn trai của em gái bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 112.

– Theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Hình sự thì người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Em gái bạn dưới 16 tuổi, tự nguyện giao cấu với bạn trai cô ấy nhưng trường hợp này, bạn trai cô ấy chưa đủ 18 tuổi, cho nên không đủ dấu hiệu cấu thành tội giao cấu với trẻ em.

2. Về vấn đề bồi thường

– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì em gái bạn sẽ không được bồi thường vì trường hợp này không có thiệt hại xảy ra.

– Em gái bạn có thể yêu cầu bạn trai cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình:

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.”

Trường hợp bạn trai của em gái bạn không thừa nhận cháu bé là con anh ta thì em gái bạn có quyền yêu cầu xác định cha cho con theo các quy định sau đây:

Theo quy định tại Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

Ngoài ra Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: “Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy theo quy định của pháp luật em gái bạn có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha cho con mình.

Sau khi có quyết định của tòa án tuyên bạn trai bạn là cha đưa trẻ, em gái bạn có quyền yêu cầu bạn trai bạn cấp dưỡng cho con.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: Nguyễn Thị Phương Liên – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191