Xác lập quan hệ nuôi con nuôi khi người nhận nuôi đã chết

Xác lập quan hệ nuôi con nuôi khi người nhận nuôi đã chết


Chị Xuân, 37 tuổi là phụ nữ độc thân đang sống cùng cha mẹ. Sau một thời gian tìm hiểu, chị Xuân đến Trung tâm bảo trợ xã hội huyện xin nhận cháu Hoa, 4 tuổi là trẻ mồ côi làm con nuôi. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi đã được nộp đầy đủ cho UBND xã để xem xét, giải quyết. Không may hai ngày sau khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi, chị Xuân bị tai nạn và chết. Cha mẹ chị Xuân muốn tiếp tục thực hiện nguyện vọng của con gái mình nên đã đến UBND xã đề nghị UBND xã tiếp tục công nhận cháu Hoa là con nuôi của chị Xuân, ông bà sẽ coi cháu Hoa là cháu ngoại và thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cháu thay chị Xuân. UBND xã phải giải quyết tình huống này như thế nào?

Gửi bởi: Admin Portal

Trả lời có tính chất tham khảo

Trong tình huống nói trên, UBND xã cần đình chỉ việc thụ lý giải quyết đăng ký nuôi con nuôi và phân tích, giải thích cho cha mẹ chị Xuân biết là quan hệ nuôi con nuôi giữa chị Xuân và cháu Hoa không thể xác lập được vì mục đích của việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi không bảo đảm.

Theo quy định tại Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc muôi con nuôi có mục đích là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi nhằm bảo đảm cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha, mẹ và con. Theo đó, cha, mẹ nuôi có trách nhiệm trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng để con nuôi được phát triển trong một môi trường gia đình. Trong trường hợp này, chị Xuân – người nhận nuôi con nuôi đã qua đời. Nếu UBND xã tiếp tục đăng ký việc nuôi con nuôi của chị Xuân là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vì trong trường hợp này điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi không còn.

Với nguyện vọng và tình cảm của cha mẹ chị Xuân giành cho cháu Hoa, UBND xã cần phân tích thêm rằng, vì quyền lợi và sự phát triển của cháu Hoa, UBND xã chỉ có thể đăng ký nuôi con nuôi khi việc nuôi con nuôi đó bảo đảm đúng mục đích và các điều kiện mà pháp luật quy định. Việc tiếp tục thụ lý giải quyết đăng ký cho cháu Hoa làm con nuôi của chị Xuân và giao cháu cho cha mẹ chị nuôi, trong khi ông bà tuổi cao, sức yếu mà cháu Hoa còn quá nhỏ sẽ không bảo đảm lợi ích và sự phát triển của cháu.

Các văn bản liên quan:

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: Admin Portal


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191