Kinh phí phòng, chống dịch bệnh từ động vật được lấy từ đâu

Câu hỏi: Kinh phí phòng, chống dịch bệnh từ động vật được lấy từ đâu

Tôi muốn hỏi chi phí để các phường đi phun thuốc diệt muỗi, phòng chống dịch bênh gà vịt hay chuột, rồi nhân lực, rồi mua cơ sở vật chất được lấy từ đâu, có phải từ ngân sách nhà nước không, hay là sẽ huy động nhân dân trong địa phương đóng góp.


Kinh phí phòng, chống dịch bệnh từ động vật được lấy từ đâu
Kinh phí phòng, chống dịch bệnh từ động vật được lấy từ đâu

Luật sư Tư vấn Kinh phí phòng, chống dịch bệnh từ động vật được lấy từ đâu – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 27 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

+ Luật Thú y Số: 79/2015/QH13

+ Nghị định số: 35/2016/NĐ-CP – Quy định chi Tiết một số Điều của Luật thú y

+ Quyết định số: 719/QĐ-TTg – Về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

3./ Luật sư trả lời

– Căn cứ theo Điều 23. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật

1. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động sau đây:

a) Phòng, chống dịch bệnh động vật;

b) Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;

c) Phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

2. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật.

– Căn cứ theo điều 3 – Quyết định số: 719/ QĐ – TTg – Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí phòng, chống dịch:

   “1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương như sau:

a. Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch.

b. Đối với các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch.

c. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

d. Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch.

3. Ngoài kinh phí trung ương hỗ trợ theo quy định tại các điểm a, b, d khoản 2 Điều này, phần còn lại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chủ động bố trí từ ngân sách địa phương để thực hiện.

4. Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

5. Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

6.  Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

– Căn cứ điều 6 – Nghị định số 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật như sau:

“Điều 6. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật

1. Nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật thú y.

2. Sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật:

a) Ngân sách nhà nước:

Ngân sách Trung ương bố trí kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ngân sách địa phương bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương. Trường hợp kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo bằng văn bản, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 27 của Luật thú y.

b) Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Các chi phí để phòng, chống dịch ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

c) Kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước:

a) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật;

b) Mua sắm phương tiện, trang thiết bị, thuốc thú y (vắc xin, thuốc sát trùng) và chi phí cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật;

c) Hoạt động giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; đánh giá nguy cơ dịch bệnh động vật;

d) Dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; Điều tra, nghiên cứu bệnh động vật;

đ) Hỗ trợ xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật;

e) Hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra hoặc do phải áp dụng biện pháp xử lý bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chi phí xử lý;

g) Hỗ trợ để phục hồi môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

4. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:

a) Mức hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra, hỗ trợ thiệt hại do phải áp dụng biện pháp xử lý động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định hiện hành.

Đối với những nội dung chưa có quy định về mức hỗ trợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 và Khoản 3 Điều 30 của Luật thú y; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách địa phương.

b) Mức hỗ trợ phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và yêu cầu thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách địa phương.”

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191