Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Khoanh vùng địa bàn, đòi tiền bảo kê bị xử lý thế nào
Tôi kinh doanh quán bia từ đầu tháng, bỗng dưng có 1 số đối tượng thường xuyên đến quán gây rối, chúng nói chúng là dân anh chị ở khu vực này, tới để thu tiền bảo kê, muốn làm ăn thì phải nộp chi phí hàng tháng cho chúng, tôi thấy việc này rất vô lý, và muốn hỏi hành vi như thế có phải là phạm tội?
Luật sư Tư vấn Khoanh vùng địa bàn, đòi tiền bảo kê bị xử lý thế nào – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 22 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các yếu tố cấu thanh tội cưỡng đoạt tài sản gồm
– Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản
Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản
Xâm phạm quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ
– Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản
Hành vi: đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
Đe dọa sử dụng vũ lực: đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất, cho chủ tài sản, người quản lý tài sản nếu họ không dùng giao tài sản cho người phạm tội. Việc đe dọa tài sản này không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng thời gian cho người bị đe dọa suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn quyết định cho hành động của mình (trao hay không trao tài sản) .
Uy hiếp tinh thần chủ tài sản là hành vi gây thiệt hại về mặt danh dự chẳng hạn như công bố bí mật đợi tư, khủng bố tinh thần … nhằm ép buộc người chủ tài sản phải giao tài sản
– Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản
Lỗi : cố ý
Động cơ mục đích : vụ lợi
Đối với hành vi khoanh vùng địa bàn, đòi tiền bảo kê với hành vi khách quan đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất, cho chủ tài sản, người quản lý tài sản nếu họ không giao tài sản cho người phạm tội (đòi tiền để bảo kê về chỗ làm ăn…nếu không thực hiện thì sẽ đập phá tài sản của người được bảo kê), đủ các tiêu chuẩn về chủ thể thực hiện hành vi, thực hiện hành vi với lỗi cố ý và nhằm mục đích vụ lợi, hành vi xâm phạm đến các quan hệ được Luật Hình sự bảo vệ. Tất cả các yếu tố trên đủ yếu tố cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Hình phạt của tội cưỡng đoạt tài sản
Khung 1: bị phạt tù từ một năm đến năm năm
Khung 2 : bị phạt tù từ ba năm đến mười năm
Khung 3: bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
Khung 4: bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm
Hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.