Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân bảo đảm quyền tiếp cận công lý và quyền cơ bản của con người. Theo đó, Hiến pháp đã ghi nhận quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
Bộ luật Tố tụng hình sự với vai trò là một trong những công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh với mọi loại tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Sau một thời gian tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và các chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung, ngày 27/11/2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Một trong những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là đã đưa ra những cơ chế bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý cho người dân, góp phần đưa chế định này gần hơn với cuộc sống.
Tác giả Trịnh Thị Thanh, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã có bài viết: “Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý”, với những nội dung chính: (1) Bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng hình sự; (2) Bổ sungtrách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý; (3) Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa.Để hiểu hơn những nội dung mà tác giả đã đề cập, bạn đọc có thể tìm hiểu bài viết đã được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 2/2016.
Vũ Hải Việt
Tham khảo thêm:
- Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Lý luận và thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh
- Vướng mắc khi áp dụng quy định về tập sự hành nghề công chứng
- Giải pháp để tránh rủi ro khi việc kết hôn với người nước ngoài gia tăng
- Đôi điều về năng lực và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tư pháp
- Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý xã Thạch Bình – Cầu nối giữa pháp luật với nhân dân
- Thừa phát lại Bình Định – Kết quả và những khó khăn cần tháo gỡ
- Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Một số vướng mắt về áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án dân sự
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.