Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kì họp Hội đồng nhân dân là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND:
_Họp thường lệ 2 kì/năm. Ngoài ra họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. HĐND họp công khai, xét thấy cần thiết HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND cùng cấp. Một kì họp được diễn ra khi có ít nhất 2/3 số đại biểu HĐND tham gia.
_Ngày họp, nơi họp và chương trình của kì họp phải được thông báo cho nhân dân được biết trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 5 ngày trước khi khai mạc kì họp.
_Thể hiện trí tuệ tập thể của cơ quan quyền lực địa phương; phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ.
_Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương: phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách địa phương, thành lập UBND ở địa phương…
_Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Hội đồng thì cần 2/3 số tổng số đại biểu HĐND tán thành.
_Tại kì họp thứ nhất của HĐND:
+Tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu HĐND, bầu ra thường trực HĐND, các ban của HĐND, UBND cùng cấp.
+Được triệu tập chậm nhất 30 ngày kể từ ngày bầu xong đại biểu HĐND, trừ trường hợp ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì chậm nhất là 40 ngày.
+Được chủ tịch HĐND khoá trước triệu tập và chủ toạ cho đến khi HĐND bầu được chủ tịch HĐND khoá mới. Trong trường hợp Chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND khuyết thì thường trực HĐND cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên.
Thường trực Hội đồng nhân dân:
_Triệu tập và chủ toạ các kì họp của HĐND, phối hợp với UBND trong việc chuẩn bị kì họp của HĐND.
_Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của HĐND.
_Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
_Điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban của HĐND; xem xét kết quả giám sát của các ban của HĐND khi cần thiết và báo cáo HĐND tại kì họp gần nhất; giữu mối liên hệ với đại biểu HĐND; tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND.
_Tiếp tân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kì họp gần nhất của HĐND.
_Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực HĐND cấp dưới trực tiếp.
_Trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu ra theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất 1/3 tổng sô đại biểu HĐND.
_Phối hợp với HĐND quyết định việc đưa ra HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của Uỷ ban mặt trận tổ quốc cùng cấp.
_Báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên HĐND và UBND cấp trên trực tiếp; Thường trực HĐND cấp tỉnh thì báo cáo về hoạt động của HĐND cùng cấp lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ.
Các ban của Hội đồng nhân dân:
_Chỉ được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện, ở cấp tỉnh thành lập ban kinh tế và ngân sách, ban văn hoá xã hội, ban pháp chế, nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể có ban dân tộc còn ở cấp huyện chỉ có ban kinh tế-xã hội và ban pháp chế.
_Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do Hội đồng nhân dân hay thường trực Hội đồng nhân dân giao cho, giúp thường trực Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.
Tham khảo thêm:
- Vị trí, tính chất, trật tự hình thành của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với TAND tối cao theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.