Đối tượng bắt buộc đóng
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Điều kiện hường theo quy định tại điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
+ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/TT- BLĐTBXH có quy định:
“Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu”
Như vây, đối với những trường hợp đủ điều kiện về hưởng lương hưu mà thời gian đống bảo hiểm còn thiếu tối đã 06 tháng thì thì có thể đóng một lần cho số tháng còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Cách tính hưởng lương hưu
+ Trương hợp tham gia bảo hiểm bắt buộc (Căn cứ điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
- Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Vây, theo Luật mới khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu trước năm 2018thì lao động nam sẽ được hưởng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm và thêm mỗi một năm thì tăng 2%; còn lao động nữ được hưởng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ứng với 20 năm đóng và thêm mỗi một năm thì tăng 3%. Trường hợp sau năm 2018 thì cách tính được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 56 với số năm đóng bảo hiểm tương ứng với 45% tháng lương bình quân thay đổi theo từng năm.
Tuy nhiên, cả lao động nam và nữ đều tăng không quá 75% mức lương bình quân.
+ Trường hợp tham gia bảo hiểm tự nguyện (ddieuf 74 luật bảo hiểm xã hội 2014)
- Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức tính lương hưu cũng giống như khi tham gia bảo hiểm bắt buộc
Hồ sơ hưởng chế độ lương hưu.
- a) Sổ bảo hiểm xã hội;
- b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
- c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này
Thời gian giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bài viết tham khảo Luật bảo hiểm xã hội 2014
Tham khảo thêm:
- Ban quản lý chung cư có quyền cắt điện, nước của cư dân?
- KHẮC PHỤC MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ MÀ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SẼ GẶP KHI TPP ĐƯỢC VẬN HÀNH
- GIAO DỊCH BẢO ĐẢM DƯỚI KHÍA CẠNH SO SÁNH LUẬT HỌC
- TRÍ THỨC VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA XÃ HỘI
- VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SÁNG KIẾN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHẬN VÀ BẢO HỘ TÀI SẢN ẢO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ THÔNG QUA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
- Danh sách điểm thi chấm phúc khảo bài thi Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp năm 2015
- Bài giảng của GS, TS Nguyễn Ngọc Anh về Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự
- Không áp dụng phạt tù với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.