Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mẹ chồng chèn ép con dâu có coi là bạo lực gia đình
Tôi kết hôn từ năm 2014, sau khi kết hôn thì tôi có mang thai cháu trai đầu lòng nên ở nhà chồng cho tới nay, quan hệ của tôi với mẹ chồng rất xấu, do bà cho rằng tôi không hợp tuổi với chồng tôi, sẽ đem lại điều xấu cho gia đình, việc này làm tôi cảm thấy rất căng thẳng, ngoài ra trong các hoạt động thường ngày của gia đình bà cũng thường xuyên o ép, yêu cầu với tôi rất khắt khe, thật sự tôi không thể chịu nổi cuộc sống này thêm nữa, tôi muốn hỏi là việc chèn ép như vậy có coi là bạo lực gia đình không và có báo chính quyền được không, tôi thấy nó chẳng khác gì một biện pháp tra tấn tinh thần.
Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 05 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề bạo lực gia đình
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007
3./ Luật sư tư vấn
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Do đó, bạo lực gia đình không chỉ đặt ra đối với vợ chồng với nhau mà giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hành vi Bạo lực gia đình được quy định cụ thể bao gồm:
Căn cứ vào Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo đó, hành vi o ép, khắt khe gây áp lực thường xuyên về tâm lý của mẹ chồng bạn nếu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, tự sát hoặc các hậu quả khác về tâm lý thì đây được xác định là hành vi bạo lực gia đình.
Khi phát hiện hành vi này, hoặc khi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra, nạn nhân hoặc cá nhân phát hiện phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra để ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
Như vậy, trường hợp này, trước hết chị nên thực hiện việc hòa giải trong gia đình trước, nếu sự việc vẫn tiếp diễn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì chị có thể trình báo tới cơ quan công an để được giúp đỡ, xử lý.
Với những tư vấn về câu hỏi Mẹ chồng chèn ép con dâu có coi là bạo lực gia đình, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.