Theo Bản án phúc thẩm ngày 29/1/2010 buộc A trả cho B số tiền 128.898.000 đồng kể từ ngày B có đơn yêu cầu thi hành án. Nếu A không trả số tiền trên thì hàng tháng A còn phải trả cho B số tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian. Tháng 03/2010 B gửi đơn thi hành án yêu cầu A trả 128.898.000 đồng (không đề cập đến lãi suất quá hạn) sau đó Quyết định của cơ quan thi hành án thông báo A phải trả 128.898.000 đồng. Đến ngày 25/10/2010 A trả đủ số tiền 128.898.000 đồng. Ngày 29/10/2010 cơ quan thi hành án gửi giấy triệu tập và thông báo số tiền lãi quá hạn 7 tháng là 9.022.800 đồng tương đương là 1%/tháng. Vậy A có phải trả số tiền 9.022.800 đồng không? Lãi suất quá hạn thi hành án tính 1%/tháng có đúng không?
Gửi bởi: Quach van Dien
Trả lời có tính chất tham khảo
Câu hỏi của bạn chưa cụ thể về khoản lãi suất, nên có 02 nội dung cần phân biệt rõ là “lãi suất quá hạn” hay “lãi suất chậm thi hành án”.
1. Lãi quá hạn:
Đây là lãi suất do ngân hàng áp dụng trong các hợp đồng tín dụng. Vì thế, nếu bản án tuyên điều khoản này thì người phải thi hành án phải thi hành tương tự khoản tiền gốc. Người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 05 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, mặc dù trước đó mới chỉ yêu cầu và đã thi hành xong phần tiền gốc 128.898.000 đồng theo nội dung bản án của Tòa án.
2. Lãi suất chậm thi hành án:
Thứ nhất, về việc A có phải chịu lãi suất chậm thi hành án không:
Tháng 03/2010, B gửi đơn thi hành án yêu cầu A trả 128.898.000 đồng (không đề cập đến lãi suất quá hạn) nhưng sau đó B có đơn yêu cầu thi hành khoản lãi suất chậm thi hành án trước ngày 25/10/2010, thì A phải chịu lãi suất chậm thi hành án đối với số tiền còn phải thi hành án vì còn trong thời hiệu yêu cầu thi hành án và số tiền thi hành án chưa được thi hành.
Thứ hai, về mức lãi suất chậm thi hành án:
Bản án phúc thẩm ngày 29/1/2010 đã tuyên rõ buộc A trả cho B số tiền 128.898.000 đồng kể từ ngày B có đơn yêu cầu thi hành án, nếu A không trả số tiền trên thì hàng tháng A còn trả cho B số tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 và Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao, thì A phải trả B lãi suất chậm thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian còn phải thi hành án.
Mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng từ tháng 01/12/2009 đến nay cụ thể như sau:
Giá trị |
Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Ngày áp dụng |
9%/năm |
2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 |
01/12/2010 |
9%/năm |
2619/QĐNHNN 05/11/2010 |
05/11/2010 |
8%/năm |
2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 |
01/11/2010 |
8%/năm |
2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 |
01/10/2010 |
8%/năm |
2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 |
01/09/2010 |
8%/năm |
1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 |
01/08/2010 |
8%/năm |
1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 |
01/07/2010 |
8%/năm |
1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 |
01/06/2010 |
8%/năm |
1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 |
01/05/2010 |
8%/năm |
618/QĐ-NHNN 25/03/2010 |
01/04/2010 |
8%/năm |
353/QĐ-NHNN 25/2/2010 |
01/03/2010 |
8%/năm |
134/QĐ-NHNN 25/01/2010 |
01/02/2010 |
8%/năm |
2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 |
01/12/2009 |
Đối chiếu với quy định trên đây thì cơ quan thi hành án tính lãi suất chậm thi hành án dân sự 1%/tháng (12%/năm) là trái pháp luật. Người phải thi hành án có quyền khiếu nại, yêu cầu hoàn trả khoản tiền đã phải nộp không đúng quy định.
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục THADS
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.