Ông A và bà B có 07 người con chung. Ông A mất năm 1992, bà B mất năm 2006. Năm 2002, bà B lập giấy uỷ quyền toàn bộ đất cho ông T là con bà B, có người làm chứng không có chứng thực của chính quyền. Sau khi bà B và ông T mất thì 4 người con trong gia đình của B tự ý lập di chúc và chỉ thừa nhận bà B có 4 người con, tài sải đã được phân chia. Vậy 04 người con của bà B làm như vật có đúng không? Di chúc cũng như bản công nhận 04 người con của con bà B tự lập có hiệu lực không?
Gửi bởi: nguyễn thi yến ngọc
Trả lời có tính chất tham khảo
Điều 464 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc phải thể hiện ý chí của người để lại di sản, những người khác không có quyền và cũng không có cơ sở pháp luật để thực hiện thay. Vì vậy, việc tự ý lập di chúc định đoạt tài sản của bà B là không đúng, di chúc trên sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Ông A, bà B đều đã chết mà không có di chúc nên tài sản trên sẽ được phân theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế trong trường hợp này gồm 7 người con của ông A bà B theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 mà không phụ thuộc vào sự thừa nhận hay không thừa nhận của những người con còn lại. Văn bản công nhận 4 người con của con bà B sẽ không được pháp luật công nhận.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.