Hàng xóm xả thải xuống ao thì xử lý thế nào?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hàng xóm xả thải xuống ao thì xử lý thế nào?

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn, hàng xóm nhà tôi có dẫn 1 ống xả thải xuống ao nhà tôi, tôi đã yêu cầu nhà này bịt lại và yêu cầu tổ trưởng nhắc nhở nhưng họ vẫn thờ ơ mặc kệ, ao của tôi từ chỗ để nuôi cá và cung cấp nguồn nước tưới giờ chẳng khác gì cái cống cả, mùi hôi thối ko thoát đi được và đọng lại nhiều ngày nhiều tháng rất mất vệ sinh, giờ tôi phải xử lý thế nào để chừng trị hành vi này?


Luật sư Tư vấn Luật hành chính– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 12 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý khi hành xóm xả thải xuống ao

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./Luật sư tư vấn

Xả chất thải ra ao dân sinh là hành vi làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung nói chung và có thể gây thiệt hại cho người khác về tài sản khi ao hồ sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Hành vi xả thải  xuống ao nhà người khác được xử lý như sau:

Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm với hành vi: “Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.”

Theo quy định pháp luật, gia đình hàng xóm của anh/chị sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nêu trên. Anh/chị có thể yêu cầu gia đình hàng xóm dừng thực hiện hành vi xả thải nêu trên hoặc báo cho Ủy ban nhân dân xã/phường địa phương nơi cư trú yêu cầu hộ gia đình này dừng hành vi vi phạm.

Nếu hành vi xả bẩn ra ao của hộ gia đình hàng xóm để lại thiệt hại về sức khỏe như ngộ độc do ăn cá trong ao…, thiệt hại về tài sản như làm chết cây trồng, vật nuôi… của gia đình anh/chị, anh/chị có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự, căn cứ Điều 589, Điều 590, Bộ luật Dân sự 2015

Thứ nhất, anh/chị có thể yêu cầu bồi thường theo Khoản 2, Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạmvới thiệt hại do:“2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;”

Thứ hai, anh/chị có thể yêu cầu bồi thường theo Điểm a, Khoản 1,Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạmcác chi phí sau:

“a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;”

Với những tư vấn về câu hỏi Hàng xóm xả thải xuống ao thì xử lý thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191