Khái niệm Hợp đồng liên danh (liên doanh)
Hợp đồng liên doanh là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên doanh trong việc thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Hợp đồng liên doanh điều chỉnh quan hệ giữa các bên liên doanh với nhau cũng như quan hệ giữa từng bên liên doanh với doanh nghiệp liên doanh khi họ tham gia doanh nghiệp liên doanh. Hợp đồng này không được coi là một hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Nói cách khác, hợp đồng liên doanh thuộc loại hợp đồng mang tính tổ chức hay hợp đồng thành lập công ty.
Hợp đồng liên doanh chỉ có hiệu lực khi được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài phê chuẩn thông qua thủ tục cấp giấy phép đầu tư.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996;
- Nghị định số 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Luật Đầu tư năm 2005.
Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996;
Điều 2
7- “Doanh nghiệp liên doanh” là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
10- “Hợp đồng liên doanh” là văn bản ký kết giữa các bên nói tại điểm 7 Điều này để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam.
Điều 4
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2- Doanh nghiệp liên doanh;
3- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
(Một số quy định, hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP)
Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
Hỏi đáp các vấn đề xung quanh:
Có thể không có DN mới ra đời.
Căn cứ vào định nghĩa về HĐ liên doanh, DN liên doanh theo Luật cũ thì:
HĐ liên doanh được ký kết nhằm thành lập DN liên doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo Luật Đầu tư năm 2005:
Điều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này;
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
Điều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
3. Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Như vậy, trong trường hợp thiếu một trong những văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 46 thì Sở cũng không cấp GCN đầu tư, tức không có sự ra đời của 1 DN liên doanh.
Có.
Cũng căn cứ vào Luật cũ, các bên chủ thể trong HĐ liên doanh có thể gồm:
1/ Do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài
2/ Do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam
3/ Do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh
Có thể có các bên chủ thể đều là DN Việt Nam theo trường hợp 1.
Tham khảo thêm:
- Hình thức, giới hạn số bên, phạm vi thỏa thuận của Hợp đồng liên danh (liên doanh)
- HỢP ĐỒNG LIÊN DANH GIỮA 2 CÔNG TY
- HỢP ĐỒNG LIÊN DANH
- Mẫu Hợp đồng liên doanh 3 bên
- Mẫu hợp đồng liên doanh
- Khái niệm và đặc điểm phân biệt của Hợp đồng nguyên tắc
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.