Hợp đồng quản lí quán cafe

Hợp đồng quản lí quán cafe

Định nghĩa Hợp đồng quản lí quán cafe

Hợp đồng quản lí quán cafe

Mẫu Hợp đồng quản lí quán cafe

HỢP ĐỒNG QUẢN LÍ QUÁN CAFE

Số:……./HĐQLQCF

 -Căn cứ Luật Lao Động của nước CHXHCN Việt Nam năm 2019;

 -Căn cứ Luật dân sự  của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24  tháng 1  năm 2015;

 -Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên

Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:

Bên A: Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ A (Người sử dụng lao động)

 Địa chỉ:

Điện thoại: ……………………………. Fax…………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………..

Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

Số tài khoản:………………………………………………………………………………..

Ngân hàng:………………………………………………………………………………….

Bên B: Nguyễn văn B (Người lao động)

Năm sinh:……………………………………………………………………………………………..

CMND:………………………Ngày cấp:………………………Nơi cấp:…………………………..

Thường Trú:………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………….

Số tài khoản:………………………………………………………………………………..

Ngân hàng:………………………………………………………………………………….

Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

-Bên A sẽ thuê Bên B quản lí quán cafe Cộng tại địa điểm…..

-Thời gian: +Sáng: 9h00-15h00

                   +Chiều: 17h00-22h00

Điều 2. Mô tả công việc

Bên B sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi một số công việc sau:

2.1.Điều hành công việc kinh doanh của quán

– Hàng ngày tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin, nhiệm vụ công việc cho nhân viên

– Phân công nhiệm vụ công việc, vị trí làm việc cho từng nhân viên cụ thể tương ứng và phù hợp

– Trực tiếp hoặc điều động nhân viên hỗ trợ thực hiện công việc khi cần (quán đông khách, thiếu nhân sự…)

– Tiếp nhận và xử lý các sự việc phát sinh liên quan đến quán, khách hàng và nhân viên

– Xây dựng – định hướng kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tuần/ tháng/ quý/ năm cho bộ phận cafe – bar và toàn tổ chức (nếu có)

– Phối hợp hoạt động với các bộ phận khác, đảm bảo hoàn thành yêu cầu, chỉ thị của cấp trên.

2.2.Quản lý nhân viên

– Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới cho quán

– Tổ chức các buổi hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng làm việc theo tiêu chuẩn nghiệp vụ nghề và của quán

– Đánh giá kết quả đào tạo và thử việc của nhân viên

– Định kỳ đánh giá kết quả làm việc và năng lực của nhân viên – đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật nhân viên liên quan

– Lên kế hoạch tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên

2.3.Quản lý tài chính

– Thường xuyên và đột xuất theo dõi để nắm được số tiền hiện có của quán trong ca làm việc

– Trực tiếp theo dõi số lượng tiền TIP trong ca

– Trực tiếp ký và theo dõi việc hủy hóa đơn bán hàng hàng ngày

2.4.Quản lý đặt bàn

– Nắm chính xác lượng khách đặt (số lượng bàn, số lượng khách, thời gian phục vụ, thực đơn, yêu cầu đặt biệt nếu có…)  – theo dõi, kiểm tra tiến trình thực hiện của nhân viên

– Trực tiếp lên hợp đồng và trình cấp trên phê duyệt để tổ chức thực hiện

– Phối hợp với bar, bếp (nếu có) lên thực đơn cho quán và thực đơn tiệc

2.5.Quản lý hàng hóa, tài sản của quán

– Chịu trách nhiệm ký duyệt mua thực phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, trang thiết bị cho quán

– Trực tiếp kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho, nhập hàng

– Theo dõi số lượng và chất lượng công cụ dụng cụ của quán – định kỳ kiểm kê để nắm số lượng, giải trình cho cấp trên về số lượng tài sản bị hư hỏng, mất mát

– Tổ chức sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành các loại máy móc, thiết bị của quán – đề xuất hoặc ký quyết định mua mới máy móc, thiết bị nếu cần

2.6.Công việc khác

– Xây dựng cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện công việc theo các tiêu chuẩn nghiệp vụ cho nhân viên

– Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên

– Đề xuất cải tiến các hoạt động kinh doanh của quán

– Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Điều 3. Thời hạn hợp đồng

– Ông : Nguyễn văn B làm việc theo loại hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm từ ngày……tháng……năm…….đến ngày…….tháng….…năm………..

Điều 4. Thử việc

– Thử việc: 1 tháng từ ngày…….tháng…..…năm……..đến ngày….…tháng……năm……

-Mức lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Địa điểm làm việc :……………………………………………………

– Chức vụ : Quản lí

Điều 5. Chế độ lương, thưởng

-Mức lương chính: …. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp trách nhiệm: ….. VNĐ/tháng

– Phụ cấp hiệu suất công việc: Theo đánh giá của quản lý.

– Lương hiệu quả: Theo quy định của phòng ban, công ty.

– Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

– Hình thức trả lương: Trả lương vào mùng 10 hàng tháng. Nếu ngày 10 vào đúng ngày cuối tuần thì bên sẽ được trả vào ngày thứ hai của tuần kế tiếp.

Điều 6.  Chế độ Bảo hiểm

Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành

Điều 7. Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc…………………………………………………………………………………

2. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ Chủ nhật:

– Buổi sáng : 9h00 – 15h00

– Buổi chiều: 17h00 – 22h00

– Mỗi tháng được nghỉ 4 ngày.

3.Về số giờ làm thêm:

– Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

-Thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng: Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

4. Về thời giờ nghỉ ngơi: (nội dung về thời giờ nghỉ ngơi được BLLĐ quy định cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ_CP)

Nghỉ trong giờ làm việc (hay nghỉ giải lao, nghỉ giữa ca):Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc;

-Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), tuy nhiên vì đặc thù công việc đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần.

-Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

5. Nghỉ lễ, tết:

Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

– Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

– Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

– Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

– Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

6. Nghỉ hằng năm

-Hằng năm bên B sẽ được nghỉ phép 12 ngày liên tục mà vẫn được hưởng lương,

-Nếu bên B nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ phải chịu phạt số ngày nghỉ quá hạn.

-Nếu bên B không nghỉ đủ số ngày phép trên thì sẽ tính lương bình thường

-Số ngày nghỉ hàng năm của bên B còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương.

Điều 8. Nghĩa vụ và quyền lợi của bên B

1. Nghĩa vụ

a) Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực và mẫn cán, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc trong Công ty (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCC, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong HĐLĐ và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Đóng các loại bảo hiểm, các khoản thuế…. đầy đủ theo quy định của pháp luật.

h) Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp CBNV được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác được  hưởng như người đi làm.

i) Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.

2. Quyền lợi

– Được  hưởng lương và chế độ bảo hiểm đầy đủ

– Khen thưởng: bên B được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty A.

– Thỏa thuận khác: Bên A được quyền chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với Bên B có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.

 Điều 9. Nghĩa vụ và quyền hạn của bên A

1. Nghĩa vụ

Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo Hợp đồng lao động.

2. Quyền hạn

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt Hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của Pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

Điều 10. Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

1. Bên A( Người sử dụng lao động)

a) Theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

b) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

c) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ luật Lao động.

d) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 06 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới 01 năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động.

e) Do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

f) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

g) Người lao động vi phạm kỷ luật mức sa thải.

i) Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của Công ty.

k) Người lao động đang thi hành kỷ luật mức chuyển công tác mà tái phạm.

l) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày/1 tháng và 20 ngày/1 năm.

m) Người lao động vi phạm Pháp luật Nhà nước.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp.

2. Bên B( Người lao động)

a) Khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng  trước thời hạn phải tuân thủ theo điều 37 Bộ luật Lao động và phải dựa trên các căn cứ sau:

b) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

d) Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.

e) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

f) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước.

g) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

h) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 03 tháng liền mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

i) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước như sau:

– Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất 03 ngày;

– Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày;

– Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của BLLĐ

– Đối với các lý do khác, người lao động phải đảm bảo thông báo trước

  + Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

  + Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 – 03 năm.

  + Ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 01 năm.

k) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định. Người lao động có ý định thôi việc vì các lý do khác thì phải thông báo bằng văn bản cho đại diện của Công ty là Phòng Hành chính Nhân sự biết trước ít nhất là 15 ngày. 

Điều 11. Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện …. Lần và phải được lập thành…….. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 12. Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của Pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.

Bên B đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng. 

Điều 13. Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng lao động này thì áp dụng theo quy định của Thỏa ước tập thể, nội quy lao động và Pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Hành chính nhân sự giữ 01 (một) bản, Người lao động giữ 01 (một) bản và có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm 20…

Hợp đồng được lập tại:…………………………………………………………………………………

NGƯỜI LAO ĐỘNG                               NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)                                          (Ký, ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191