Xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Xây dựng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Được quy định tại điều 162 BLDS 2005 “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;”

Có những trường hợp pháp luật quy định do các bên thỏa thuận có những trường hợp là mặc nhiên ví dụ “Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

  1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

“Điều 506. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

  1. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác”

“Điều 546. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị huỷ hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

“Điều 561. Quyền của bên gửi tài sản

  1. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

“Điều 562. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

  1. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Và tại điều 294 Luật TMĐiều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

  1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
  3. b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;”

Từ những điều khoản trên rút ra một kết luận đó là không phải hợp đồng nào anh có thể cần ghi việc bất khả kháng bằng việc liệt kê chưa nói là liệt kê bị thiếu, bỏ xót.

Ví dụ: đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, anh không soạn thảo điều khoản bất khả kháng vào hợp đồng thì khi có bão xảy ra anh vẫn được miễn trách nhiệm. hay ở quy định về hợp đồng gửi giữ ts cũng vậy. Tuy nhiên, tại điều 546 BLDS về hợp đồng vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu Tn khi do mất mát là sự kiện BKK. Các bên có thể thỏa thuận theo 3 hướng như sau: Thứ nhất, bên vận chuyển chịu mọi TN kể cả khi BKK. Thứ hai, Bên vận chuyển được miễn TN khi xảy ra các sự kiện BKK sau: bão, luc, động đất….Thứ ba, Bên vận chuyển miễn TN khi xảy ra sự kiện BKK. Nêu khái niệm BKK ra theo người soạn thảo. Thứ tư, miễn TN, nêu khái niệm BKK rồi kèm theo đk như tbao trước. Tham khảo Điều 79.4 của Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định: “Bên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông báo.” Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần:

Gửi đến bên kia thông báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy định thì trong một thời gian hợp lý.

Kèm theo thông báo là vãn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Vì vậy việc chuẩn bị các chứng cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là rất cần thiết.

Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng

Thực tiễn hiện nay có ba phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng

1, Phương pháp trừu tượng hóa

Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng. Trong một bản hợp đồng có điều khoản bất khả kháng như sau: “Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả nãng dự đoán, kiểm soát và ngãn chặn, sẽ được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ…” Quy định này rất chung chung, các bên thoái thác trách nhiệm, không thực hiện nghĩa vụ nhờ khái niệm chung chung này. Nếu thêm “làm cho bên bán không thể bốc xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc này…”

Vào khoản trên không khác gì phần 3 cả

2, Phương pháp liệt kê

Theo phương pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Một điều khoản như vậy sẽ được xây dựng theo hướng sau: “Một bên bị ảnh hưởng bởi một trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu…”

Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời gian tranh cãi, giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều khoản này là bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, một nhược điểm của các tiếp cận này là dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, các bên cũng không thể lường trước được các tình huống xẩy ra trong thực tế. Và, dù rằng tình huống đó có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng bên bị ảnh hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một trận “bão” xẩy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho bên bán không thể tập kết và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp này “bão” đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất khả kháng nên bên bán có thể không được miễn trách nhiệm.

3, Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên. Phương pháp này phần nào khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hợp đồng.

“Trong trường hợp xẩy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả nãng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc này…”

Quy định như trên sẽ giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là sự kiện bất khả kháng, đồng thời dự tính được những sự kiện khác có thể xẩy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191