Đơn xin hỗ trợ kinh phí đào tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                  …, ngày … tháng … năm …

 ĐƠN XIN HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Kính gửi: Ông/Bà … – Chủ tịch UBND tỉnh A

– Căn cứ Luật Việc làm 2013;

– Căn cứ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

– Căn cứ Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện điều 52 của luật việc làm và một số điều của nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;

– Căn cứ nhu cầu thực tế của công dân.

Tôi tên là:                                                        ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        do CA … cấp ngày …

Thông tin liên lạc:

Vị trí công tác:                                                            

Chức danh:

Là đại diện theo pháp luật của Công ty X theo Điều lệ Công ty số … ban hành ngày …/…/…

Thông tin chung về Công ty X:

Địa chỉ:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Mã số thuế:

Tel:                                                          Fax:

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

Công ty X đã tích cực tổ chức, triển khai hàng loạt khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Công ty theo đúng Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt vào ngày …/…/…

Tuy nhiên, việc triển khai trên gặp gián đoạn do đại dịch Covid-19 vừa qua. Đại dịch đã khiến tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty trở nên ngừng trệ và có dấu hiệu sa sút trầm trọng (chi tiết xem tại Báo cáo kết quả kinh doanh đính kèm theo Đơn này). Công ty X đã phải tiến hành thay đổi cơ cấu nội bộ doanh nghiệp đồng thời thực hiện cắt giảm 70 người lao động thuộc nhiều phòng ban, trong đó có cả Phòng Kỹ thuật – vận hành. Nay Công ty cũng không còn đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Phương án như trên.

Để nhằm khắc phục những gián đoạn trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động của Công ty; bảo đảm nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh lâu dài, tôi làm đơn này kính đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét và ra quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo, qua đó làm căn cứ để Công ty X bảo vệ quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm 2013:

Điều 47. Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ

1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;

b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;

c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;

d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP:

Điều 4. Mức hỗ trợ

1. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

 Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Từ những căn cứ trên, Công ty X cho rằng mình đã đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động của Công ty. Bởi Công ty đã thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, đúng hạn cho người lao động; thực gặp khó khăn về kinh tế do một đại dịch có tính nguy hiểm, lây lan toàn cầu; tích cực triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo sát nội dung đã được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh phê duyệt song không còn đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tổ chức các hoạt động này.

Vậy kính đề nghị Chủ tịch UBND sớm xem xét, giải quyết Đơn xin hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của Công ty X, theo những nội dung sau:

– Số lao động đề nghị được hỗ trợ kinh phí: 30 người

– Mức hỗ trợ đề xuất: 700.000 đồng/người/tháng

– Thời gian hỗ trợ: 03 tháng

– Tổng mức kinh phí hỗ trợ đề xuất: 700.000 đồng x 30 người x 3 tháng = 63.000.000 đồng

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung hồ sơ đề nghị.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Gửi kèm theo đơn này là:

– Quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh A về việc phê duyệt Phương án đào tạo của Công ty X;

– Dự toán chi tiết mức kinh phí trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho nhân viên kỹ thuật Công ty X;

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ ngày …/…/… đến ngày …/…/… có xác nhận của cơ quan thuế.

Người làm đơn


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191