Đối với các dấu vết khác nhau cần sử dụng các phương tiện khác nhau để thu lượm
Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự. Những phản ánh vật chất này là những dạng vật chất cụ thể, cảm tính; những biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất tự nhiên hay xã hội. Vật chất tồn tại dưới một hình dạng cụ thể và vận động không ngừng ( vận động cơ giới, vận động vật lí, vận động sinh vật, vận động hóa,…) và tồn tại dưới một khoảng không gian và thời gian nhất định nên khi thu lượm dấu vết hình sự cần phải thể hiện sự cẩn thận, nhanh chóng, kịp thời, không bỏ sót để tránh làm mất hoặc hư hại dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra truy bắt tội phạm. Thế giới vật chất có thể thuộc tính phản ánh hay nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng thuộc thế giới vật chất trong thế giới khách quan đều có thuộc tính phản ánh, đó là sự “tự” phản ánh hoặc phản ánh thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng. Thông qua sự phản ánh của các sự vật, hiện tượng liên quan mà chúng ta biết được diễn biến hành vi phạm tội, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án; chính những sự vật hiện tượng mang tính hữu hình, cụ thể, phản ánh các tình tiết của tội phạm đó. Dấu vết hình sự được phân chia làm nhiều lại khác nhau: theo các lĩnh vực kĩ thuật hình sự: dấu vết đường vân, dấu vết cơ học, dấu vết súng đạn,…; theo cấu trúc bề mặt và cơ chế hình thành dấu vết: dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt;….theo trọng lượng và độ lớn của dấu vết: vi vết và vĩ vết; tên của vật gây vết để gọi dấu vết,… Để phân đánh giá, phân tích được nhiều loại dấu vết như vậy thì đối với mỗi loại dấu vết khác nhau chúng ta phải sử dụng những phương tiện khác nhau để kiểm tra, đánh giá.
Thứ nhất, có rất nhiều loại dấu vết khác nhau để lại ở hiện trường khi thực hiện những vụ án khác nhau, nếu không có những phương tiện khác nhau thì khó có thể thu lượm hết được.Dấu vết tội phạm là những phản ánh vật chất do tội phạm gây ra và được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau. Dấu vết tội phạm có thể tồn tại ở các dạng thể: rắn, lỏng, khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường. tuy nhiên, không phải bất kì hành vi phạm tội nào cũng đều gây ra dấu vết trên các vật thể khác nhau; có những “dấu vết” tuy nó tồn tại trong môi trường xung quanh nhưng chúng không thể để lại dấu vết trên các vật. Ví dụ như từ trường, điện trường, mùi vị, ánh sáng. Để thu được những dấu vết này thì phải sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật và sau đó được chuyển thành chứng cứ pháp lý thông qua các phương tiện khác. Ví dụ như máy đo nồng độ cồn trong máu người gây tai nạn giao thông, dụng cụ hút và lưu giữ mùi vị tại hiện trường vụ án, máy ghi âm ghi cường độ âm thanh, máy đo cường độ ánh sáng,…Sau đó, để đảm bảo kết quả thu lượm dấu vết tại hiện trường có giá trị chứng minh thì Cơ quan điều tra phải chuyển hóa thành các chứng cứ thông qua các dạng biên bản như: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ mẫu vật, biên bản xác minh, biên bản giám định; các loại biên bản này tuy có giá trị chứng minh nhưng cũng không được coi là vật chứng.
Thứ hai, với mỗi loại dấu vết thì cần phải có những phương tiện để thu lượm thích hợp. Ví dụ, để thu lượm được dấu vân tay, người ta căn cứ vào cấu tạo, hình thái, phân loại đường vân tay để dùng những phương tiện thích hợp. Với những dấu vân tay rõ để lại trên tường, bơ, dầu mỡ,… ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt hoặc dùng kính lúp có độ phóng đại 2- 3 lần để phát hiện dấu vết. Đối với những dấu vết tay ở dạng in, hình thành do mồ hôi để lại thường không có màu sắc nên khó nhìn thấy bằng mắt thường nên khi chúng ở trên các vật có bề mặt nhẵn bong và không thể nhìn thấy khi chúng ở trên các vật mang vết tkhoong có đặc tính này như giấy, vải, gỗ thì cần phải dùng một số bột như: bột ỗ xít nhôm, bột ô xít đồng, bột sắt, bồ hóng,…hay một số dung dịch như AgN03, Benzidin để làm rõ và thu lượm dấu vết. Tuy nhiên, đối với các dấu vết giày dép là những dấu vết cơ học, vì vậy khi thu lượm những dấu vết này người ta lại dùng đến những hóa chất khác như thạch cao, hồ silicon, xi mềm, để thu lượm và không dùng các hóa chất như thu dấu vân tay,…Ngay cả trong cách thu thập riêng một loại dấu vết thì cũng luôn có những phương pháp mới được phát minh. Nhờ vào những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật hình sự mà các nhân viên điều tra thường đi trước kẻ phạm tội. Trong tương lai, qua phân tích AND người ta có thể biết nhiều hơn về đặc tính và vẻ bên ngoài của con người như : màu mắt, màu tóc với tính chính xác lên đến gần 100% và từ mồ hôi đọng lại giữa các vân tay, người ta có thể biết người để lại dấu tay có ăn thịt không ? có dùng thuốc đặc trị không ? có hút thuốc không ?… Đồng thời người ta cũng xác định được, con người không lại chỉ khác nhau về vân tay, hệ Gene mà còn khác nhau về vân môi, mống mắt, hình dạng khuôn tai, độ dài xương các chi.…
Thứ ba,trong thực tiễn thì loại vật chứng này rất phong phú, đa dạng và nhiều, do vậy, tùy thuộc vào từng loại án, mối liên hệ giữa dấu vết và đối tượng chứng minh cũng như giá trị chứng minh của nó để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra, dánh giá, sử dụng cho phù hợp. Không nên thu thâp và sử dụng quá nhiều dấu vết thuộc loại này gây nên sự trùng lặp, rối rắm trong việc đánh giá, sử dụng cũng như việc xử lý dấu vết, vật chứng.
Cuối cùng, có thể kết luận : Khoa học hình sự là một khoa học thực nghiệm, bắt đầu điều tra từ ngõ cụt và làm đi làm lại nhiều lần cùng một thí nghiệm để đi đến làm sáng tỏ sự thật. Vì sự bình yên và công lý, đòi hỏi Khoa học hình sự phải luôn luôn có những phát minh mới nhằm hỗ trợ các điều tra viên cho đến khi mọi bí ẩn của các vụ án đều được phơi bày.Mặt khác cũng phải thấy rằng, trước sự gia tăng của các phương pháp điều tra hình sự mới thì các thẩm phán cũng phải có đủ thông tin để có thể biết được phương pháp nào giúp ích được và độ chính xác của mỗi phương pháp điều tra, để có thể giúp cho công tác điều tra và xét xử của các thẩm phán được chính xác. Nếu không có sự hiểu biết tối thiểu về những phương pháp điều tra mới, có thể họ sẽ làm cho vụ án phức tạp hơn vì những xét nghiệm không cần thiết.
Bài luận liên quan:
- Hình sự hóa quan hệ dân sự
- Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội xâm hại tình dục trẻ em – Những khó khăn vướng mắc thực tiễn
- Một số sai sót, bất cập trong bộ luật Hình sự năm 2015 (phần 1)
- Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN theo Hiến chương
- Đối với các dấu vết khác nhau cần sử dụng các phương tiện khác nhau để thu lượm
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hiện nay, nguyên tắc đồng thuận đang được ASEAN sử dụng dể thông qua các quyết định của mình, bên cạnh những ưu điểm, nguyên tắc đồng thuận cũng đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế – Vì vậy, để hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra khi Cộng đồng ASEAN đã chính thức được hình thành, ASEAN cần phải thay thế nguyên tắc đồng thuận bằng một nguyên tắc khác linh hoạt và phù hợp hơn
- Lợi ích của việc đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đặc trưng cơ bản để phân biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng
- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước
- Thủ tục kháng án giành quyền nuôi con
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.