Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành.
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước; nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì thì Chủ tịch nước tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khoá mới bàu ra Chủ tịch nước mới; sau khi được bầu, chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch nước.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc gửi văn bản trả lời.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Chủ tịch nước công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; trình dự án luật ra trước Quốc hội về luật thông qua việc ban hành luật mới hoặc sửa đổi bổ sung luật hiện hành.
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của uỷ ban thường vụ Quốc hội, đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất.
Chủ tịch nước trình Quốc hội danh sách các thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Trong đó, Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trong trường hợp Quốc hội không họp thì trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ, quyết định tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội để công bố quyết định ân xá; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam.
Tham khảo thêm:
- Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa HĐND với UBND cùng cấp theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của TAND theo pháp luật hiện hành
- Chức năng, nhiệm vụ của TAND theo pháp luật hiện hành
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN