Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chiếm đoạt tài sản giá trị lớn trên facebook?
Tuần rồi ngày 4/4 có người nước ngoài vào nhắn tin. Người đó tự giới thiệu mình đang làm ở London. Mới đầu thì cũng chào hỏi trả lời bình thường. Nhưng nhắn tin chưa đầy 3 tiếng đống hồ thì người đó bảo là sẽ gửi quà và tiền về tặng em, kêu em cho họ tên địa chỉ với số điện thoại để gửi về. Lúc đầu e không cho, nhưng người đó cứ nhắn năn nỉ kêu em cho địa chỉ. Nhưng em có nói nếu chỉ có quà không thì e mới nhắn địa chỉ. Thì người đó ok. Lúc đó em chỉ suy nghĩ thôi cứ cho đại mình cũng không ảnh hưởng gì.
Đến tối ngày 5 khoảng 9h tối, thì người đó gửi tin nhắn và hình nói là vừa gửi đồ về cho em. Và cũng có nói là bên đó người đó thanh toán hết rồi. Chỉ có khi về tới nơi thì mình trả thêm phí ở địa phương mình nữa thôi. Lúc đó e cảm thấy lo lắng không biết như thế nào.
Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 20 tháng 04 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
3./ Luật sư tư vấn
Căn cứ trên nội dung sự việc mà chị đã trình bày ở trên, có thể khẳng định ở đây có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, trong sự việc trên, từ hành vi cho đến số tiền mà những người này chiếm đoạt của chị đã đủ cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, chị cần sớm đến trình báo cơ quan công an điều tra để trình bày rõ sự việc nêu trên cùng với tất cả những thư tín trao đổi qua lại giữa chị cùng những đối tượng nêu trên để kịp thời ngăn chặn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với những tư vấn về câu hỏi Chiếm đoạt tài sản giá trị lớn trên facebook, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.