Phân tích Quyền im lặng của bị can bị cáo

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phân tích Quyền im lặng của bị can, bị cáo

Xin chào các anh chị luật sư. Em đang có chút thắc mắc về luật đó là “quyền im lặng” của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền này như thế nào, bị giới hạn trong trường hợp nào, và cần nói gì để sử dụng quyền này không ạ, mong mọi người giúp em với ạ! Em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quyền im lặng của bị can, bị cáo

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Quyền im lặng là quyền của nghi phạm (bị can/bị cáo), của người bị kháng cáo trong một vụ án không phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc tội mình. Quyền này được thể hiện gián tiếp ở nhiều điều luật của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, như sau:

Căn cứ Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quyền im lặng được hiểu dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội, theo đó:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Điều này cho thấy, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong phiên tòa hay khi tiến hành hoạt động tố tụng, nếu xét thấy cơ quan tố tụng đưa ra những câu hỏi, bằng chứng bất lợi cho mình, bị can/bị cáo có thể sử dụng quyền im lặng. Khi chưa đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và chưa bị kết án bởi một bản án có hiệu lực của Tòa án thì bị can/bị cáo vẫn là người vô tội.

Tuy nhiên, cần xem xét đến những trường hợp nào nên sử dụng quyền im lặng cho hiệu quả. Đối với các trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các căn cứ, chứng cứ chưa đủ thuyết phục, việc im lặng của bị can/bị cáo sẽ làm khó cơ quan tố tụng, buộc họ sẽ phải điều tra, tìm kiếm các chứng cứ thuyết phục hơn để buộc tội. Đồng thời, việc thực thi quyền im lặng đảm bảo tính khách quan trong việc chứng minh và đảm bảo thực hiện nguyên tắc của bộ luật hình sự hạn chế tình trạng mớm cung, hạn chế oan sai.

Ngược lại, khi các chứng cứ chứng minh tội phạm đã rõ ràng, bị can/bị cáo thực hiện quyền im lặng sẽ mang lại bất lợi cho họ. Việc im lặng sẽ được coi là hành động không “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

Do đó, chúng ta cần biết tính chất hai mặt của quyền im lặng để thực hiện quyền này một cách hiệu quả nhất.

Với những tư vấn về câu hỏi Phân tích Quyền im lặng của bị can bị cáo, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191