Tự ý xông vào nhà người khác phạm tội gì

Tự ý xông vào nhà người khác phạm tội gì? Quy định thế nào, xử lý ra sao?

Nhà tôi mặt đường lại bán hàng nên rất hạn chế đóng cửa, ngày hôm kia bỗng dưng có một người lạ xồng xộc vào nhà tôi hò hét rồi thản nhiên đi ra như chỗ công cộng, tôi cũng coi như chuyện xui xẻo mà bỏ qua, nhưng ngày hôm sau cũng người đó lại lao vào nhà tôi, thậm chí còn vào nhà vệ sinh và cố thủ trong đó 15 phút mới ra và bỏ đi, tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ vô cùng nguy hiểm do trong nhà tôi còn có cả trẻ con và cũng nhiều đồ giá trị, những người trong nhà cũng không dám đánh vì sợ lỡ tay lại phiền, nhẹ nhàng và lời nói thì có vẻ nó không hiểu, chúng tôi có thể nhờ công an vào cuộc không họ có quan tâm những việc như vậy không, có được coi là xâm nhập gia cư bất hợp pháp?


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý khi người khác tự ý xâm phạm chỗ ở của mình

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư tư vấn

Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Do đó, Khi một người có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác, người đó sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, với trường hợp này, anh/chị xử lý như sau:

Trước hết, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật như sau:

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tuy nhiên, trường hợp này, người có hành vi có biểu hiện hạn chế về mặt nhận thức và điều khiển hành vi dân sự của mình. Do đó, Trường hợp này, anh/chị có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan công an cấp xã/phường nơi minh sinh sống yêu cầu cơ quan này có biện pháp hỗ trợ ngăn chặn và xác định hành vi vi phạm.

Với những tư vấn về câu hỏi Tự ý xông vào nhà người khác phạm tội gì, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

 

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191