Phân tích Tội dâm ô đối với trẻ em

TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI TRẺ EM ( ĐIỀU 116)

Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thoả mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân

Đây là tội phạm được quy định theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 10-5-1997 và được quy định tại Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc mục B Chương VIII ( các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng). Tuy nhiên, việc xác định tội phạm này xâm phạm đến trận tự công cộng là không chính xác vì nếu chỉ có hành vi dâm giữa những người đã thành niên với nhau ở hững nơi công cộng thì mới xâm phạm đén trật tự công cộng, còn dâm ô đối với trẻ em thì đã xâm phạm đến một khách thể quan trọng hơn đó là sự phát triển bình thường về tình dục của trẻ em, nên coi hành vi dâm ô trẻ em là hành vi xâm phạm nhân phẩm của con người và quy định trong Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người là hoàn toàn hợp lý.

CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM

  1. Đối với người phạm tội

Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. So với tội dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 thì chủ thể của tội phạm này có sửa đổi, bổ sung. Vì Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định người nào có hành vi dâm ô, còn Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể “người nào đã thành niên”, tức là phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội này bị thu hẹp hơn Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985.

Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thoả mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Nếu có ý định giao cấu với nạn nhân nhưng không giao cấu được thì không phải là hành vi dâm ô mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.

  1. Đối với người bị hại

Người bị hại phải là người dưới 16 tuổi, có thể là nữ hoặc là nam, nhưng chủ yếu là trẻ em nữ.

Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép buộc phải thực hiện hành vi dâm ô, nhưng cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

  1. Dâm ô đối với một người ( khoản 1 Điều 116)

Phạm tội dâm ô một lần đối với một trẻ em không thuộc một trong các tường hợp quy định tại khoản 2 Điều 116 Bộ luật hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 116 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm tù. So với khonả 1 Điều 202b Bộ luật hình sự năm 1985 tuy khung hình phạt không có gì thay đổi nhưng dấu hiệu về chủ thể so với Bộ luật hình sự năm 1985 bị thu hẹp hơn, nên có thẻ coi khoản 1 Điều 116 là quy định có lợi cho người phạm tội. Vì vậy, nếu có người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi dâm ô trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mơí bị phát hiện thì không bị coi là tội phạm.

  1. Phạm tội nhiều lần ( điểm a khoản 2 Điều 116)

Phạm tội dâm ô trẻ em nhiều lần là có từ hai lần trở lên có hành vi dâm ô đối với một trẻ em. Nếu chỉ có hai lần dâm ô, trong đó có một lần người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc có một lần người bị hại đủ 16 tuổi thì không bị coi là dâm ô nhiều lần.

  1. Đối với nhiều trẻ em ( điểm b khoản 2 Điều 116)

Phạm tội dâm ô đối với nhiều trẻ em là trường hợp một người có hành vi dâm ô đối với từ hai trẻ em trở lên. Nếu có hai trẻ em bị dâm ô, nhưng có một trẻ em bị dâm ô khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi thì người phạm tội chỉ bị coi là dâm ô một người và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 116 Bộ luật hình sự.

  1. Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh ( điểm c khoản 2 Điều 116)

Dâm ô đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh là trường hợp giữa người phạm tội và người bị hại có mối quan hệ, trong đó người phạm tôi có nghĩa vụ đối với người bị hại. Nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan hệ chữa bệnh như thầy thuốc đối với bệnh nhân v.v… Nếu chỉ xét riêng về mói quan hệ giã người phạm tội với người bị hại thì trương hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 112, chỉ khác ở chỗ, hành vi của người phạm tội trong trường hợp này là hành vi dâm ô chứ không phải  là hành vi hiếp dâm.

  1. Gây hậu quả nghiêm trọng ( điểm d khoản 2 Điều 116)

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi dâm ô gây ra không giống hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội khác gây ra. Trường hợp dâm ô gây hậu quả nghiêm trọng cần đánh giá một cách toàn diện khách quan tất cả các tình tiết của vụ án, tren cơ sở đó mà đánh giá có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không. Ví dụ: Do người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em bị bắt quả tang, vì xấu hổ nên người bị hại đã bỏ nhà đi lang thang, bố mẹ và gia đình nạn nhân phải mất nhiều tiền bạc, thời gian mới tìm được người bị hại, nhưng không dám đến trường, không dám gặp bạn bè hoặc do hành vi dâm ô của người phạm tội mà những người thân của người phạm tội ghen tuông, đánh đạp nạn nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61%. Tất nhiên trong trường hợp này ngươid gây thương tích cho nạn nhân phải bị truy cứ trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự, còn người có hành vi dâm ô bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng.

  1. Tái phạm nguy hiểm ( điểm đ khoản 2 Điều 116)

Người phạm tội dâm ô thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà còn phạm tội dâm ô, bởi lẽ khoản 1 Điều 116 là tội phạm ít nghiêm trọng còn khoản 2 của Điều 116 là tội phạm nghiêm trọng nên sẽ không có trường hợp tái phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự. Trường hợp nếu người phạm tội dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì đã bị truy cứu theo khoản 3 Điều 116 Bộ luật hình sự, nếu có xác định tái phạm nguy hiểm cũng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt trong phạm vi khung hình phạt theo khoản 3 Điều 116 chứ không có ý nghĩa xác định khung hình phạt. Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm cũng như các tình tiét khác thuộc khoản 2 của Điều 116 thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải xác định để làm căn cứ khi quyết định hình phạt.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội nhiều lần; đối với nhiều trẻ em; đói với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 116 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ ba năm đến bảy năm tù. Khi quyết dịnh hình phạt nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì người phạm tội có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 116 sẽ bị phạt nặng người phạm tội chỉ có một tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 116 Bộ luật hình sự.

  1. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng ( khoản 3 Điều 116)

Dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng là trường hợp dâm ô rất nhiều trẻ em, hoặc dâm ô tập trung nhiều tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt theo khoản 2 Điều 116, hoặc dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại mà tỷ lệ thương tật từ 60% trở lên, gây dư luận xấu trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Việc xác định dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng cũng như viẹc xác định dâm ô gây hậu quả nghiêm trọng cần phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, căn cứ vào tình hình xã hội nơi vụ án xảy ra và những tác hại cho xã hội do hành vi dâm ô gây ra.

  1. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ( khoản 3 Điều 116)

Dâm ô trẻ em gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp người phạm tội đã có hành vi dâm ô đối với rất nhiều trẻ em, do hành vi dâm ô mà dẫn đến nhiều trẻ em có lối sống trụy lạc hoặc phạm tội tập trung nhiều tình tiết tăng nặng định khung quy định trong điều luật, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng khác cho xác hội, bị dư luận quần chúng nhân dân lên án. Cũng như việc xác định hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, khi xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần chú ý đánh giá một cách toàn diện các tình tiết của vụ án những hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 116 Bộ luật hình sự. Do bị truy cứu cùng chung một khung hình phạt  cho cả hai trường hợp phạm tội mà mức độ nguy hiểm khác nhau, nên khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định một mức hình phạt cho tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.ếu các tình khác của vụ án như nhau, thì người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng  phải bị phạt nặng hơn người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội dâm ô đối với trẻ em còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nhề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm theo quy định tại khoản 4 Điều 116 Bộ luật hình sự.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191