Công ty cổ phần trên 50 thành viên chỉ còn 2 thành viên đã hoạt động trên 6 tháng thì giải quyết ra sao ?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công ty cổ phần trên 50 thành viên chỉ còn 2 thành viên đã hoạt động trên 6 tháng thì giải quyết ra sao ?

Mấy anh chị làm ơn cho em hỏi công ty cổ phần (công ty trách nhiệm hữu hạn có trên 50 thành viên) mà chỉ còn có 2 thành viên, nhưng mà công ty này vẫn hoạt động trên 6 tháng thì giải quyết như thế nào ạ. Em cám ơn nhiều ạ.


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 18 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề công ty cổ phần chỉ còn 2 cổ đông

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

3./ Luật sư tư vấn

Theo pháp luật về doanh nghiệp, Công ty cổ phần phải luôn đảm bảo tối thiểu 03 cổ đông khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp vì lý do nào đó mà công ty cổ phần chỉ còn hai cổ đông, doanh nghiệp xử lý theo một trong hai phương án sau:

Trước hết, Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần bị giải thể khi công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Theo đó, trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày công ty chỉ còn hai cổ đông, công ty có thể thực hiện theo các phương án sau để tiếp tục kinh doanh, hoạt động công ty hợp pháp, cụ thể:

1. Huy động cổ đông góp vốn vào công ty

Để đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định, công ty có thể huy động thêm cổ đông góp vốn vào công ty.Trường hợp góp vốn có sự thay đổi vốn điều lệ hay cổ đông sáng lập, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi theo quy định.

2. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 

Trường hợp không huy động thêm cổ đông góp vốn vào công ty hoặc trường hợp các cổ đông còn lại muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không muốn tiếp tục kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần, công ty có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:

Căn cứ Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

Điều 198. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức sau đây:

a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

d) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, việc chuyển đổi này vẫn giữ nguyên toàn bộ hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty cổ phần trước khi chuyển đổi. Để thực hiện chuyển đổi, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư nơi thành lập công ty.

Trường hợp công ty cổ phần chỉ còn 2 cổ đông mà không thực hiện biện pháp nhằm đảm bảo đủ số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và trong thời hạn 06 tháng liên tục cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty phải giải thể. Nếu quá thời hạn 6 tháng nêu trên mà cũng không tiến hành giải thể, căn cứ Điều 36 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, khi bị phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật doanh nghiệp.

Như vậy, khi chỉ còn 2 cổ đông, công ty cổ phần phải tiến hành phương án đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông. Trường hợp cố tình hoạt động không chuyển đội loại hình cũng không huy động thêm cổ đông, doanh nghiệp phải giải thể, nếu cố tình không giải thể doanh nghiệp sẽ bị xử phạt và bị buộc giải thể theo quy định nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Công ty cổ phần trên 50 thành viên chỉ còn 2 thành viên đã hoạt động trên 6 tháng thì giải quyết ra sao ?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191