Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo pháp luật hiện hành

_Phiên họp chính phủ:

+Được diễn ra thường lệ mỗi tháng 1 lần, ngoài ra có thể họp bất thường khi có sự đề nghị của Thủ tướng hoặc yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ, hoặc có sự yêu cầu của Chủ tịch nước. Chính phủ luôn họp công khai.

+Là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của Chính phủ.

+Tại phiên họp Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội…

+Nghị quyết của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành, nếu biểu quyết ngang nhau thì lấy ý kiến bên có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

+Các quyết định của Chính phủ tại phiên họp thể hiện dưới dạng nghị quyết, nghị định.

_Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ:

+Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu Chính phủ.

+Thủ tướng chính phủ có quyền hạn sau: Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp; Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của chính phủ và thủ tướng Chính phủ; triệu tập, chủ toạ phiên họp Chính phủ…

+Nếu Thủ tướng vắng mặt thì phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ quyền thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng chính phủ về nhiệm vụ được giao.

_Hoạt động của các bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Chính phủ:

+Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ; bộ trưởng chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và Quốc hội về hoạt động quản lí nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

+Nhiệm vụ, quyền hạn: Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch và các công trình quan trọng của ngành; chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh được giao; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy nhà nước, trình Chính phủ kí kết các điều ước quốc tế thuộc ngành…

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191