Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trách nhiệm khi tránh xe gây thiệt hại tới sức khỏe của người khác
Em đi xe đạp điện đèo bạn không đội mũ bảo hiểm và mặc đồng phục của trường. Khi đang đi thì bị 1 xe ô tô quệt phải vào tay lái, em tránh và lao vào một bé đang ngồi ở vỉa hè, đứa bé đó bị chảy máu trong và người nhà thông báo với bọn em rằng có thể phải mổ vì có vật nặng đè lên bụng làm dập ruột. Giờ bọn em phải đền bù hay người lái xe ô tô đó phải đền bù. Em và nhân dân có chụp lại biển số xe nhưng chiếc ô tô đó không chịu dừng lại và đi tiếp, em và bạn đã vay được 5 triệu để đưa cho gia đình đứa bé nhưng họ không hiểu và đổ lỗi cho bọn em chứ không hợp tác để tìm người lái xe kia.
Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 12 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trách nhiệm của người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3./ Luật sư tư vấn
Trong trường hợp vì tránh tai nạn do tình thế cấp thiết gây ra mà dẫn tới một thiệt hại khác ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì người trực tiếp gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hình sự quy định:
“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. …”
Theo đó, tình thế cấp thiết là trường hợp vì tránh gây ra hậu quả thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà không còn cách nào khác mà phải gây một thiệt hại khác nhỏ hơn.Trong trường hợp của bạn thì việc bạn không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện không phải là yếu tố dẫn tới việc bạn bị va chạm khi lưu thông trên đường cũng như việc bạn bẻ tay lái tránh va chạm dẫn đến làm cho đứa bé trên lề đường bị thương và chết, việc bạn bẻ tay lái tránh va chạm dẫn đến làm cho đứa bé trên lề đường bị thương và chết là hậu quả mà tình thế cấp thiết dẫn tới. Nếu bạn không tránh thì sức khỏe, tính mạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng, nguy hiểm do vụ va chạm. Do đó, việc bạn tránh bị va chạm nên lao vào một đứa bé đang ngồi ở vỉa hè không phải hành vi làm bạn phải gánh chịu các trách nhiệm hình sự, bạn không phải gánh chịu trách nhiệm hình sự với thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết, trừ trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Trách nhiệm bồi thường cho gia đình đứa bé trong trường hợp này được xác định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mà Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Dân sự quy định:
“1.Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.”
Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình đứa trẻ.
Còn về trách nhiệm của người lái xe ô tô đã có va chạm với bạn thì căn cứ vào Khoản 2 Điều 595 Bộ luật Dân sự:
“… 2.Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Theo đó, người lái xe ô tô va chạm với bạn bị coi là người đã gây ra tình thế cấp thiết trên sẽ là chủ thể phải tiến hành bồi thường cho người bị thiệt hại.
Tóm lại, theo các chi tiết mà bạn đưa ra thì nếu bạn chứng minh được hành vi của bên lái xe ô tô (tức việc bạn lao lên vỉa hè dẫn tới va vào đứa bé là do tình thế cấp thiết) thì bạn sẽ không phải chịu các trách nhiệm hình sự cũng như dân sự với các thiệt hại do tình thế cấp thiết gây ra. Trong trường hợp này, chính bên gây ra tình thế cấp thiết (bên lái xe ô tô) sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Trách nhiệm khi tránh xe gây thiệt hại tới sức khỏe của người khác, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN