Đặt cọc tiền nhà nhưng không chuyển đến ở thì có bị mất cọc không

Câu hỏi của khách hàng: Đặt cọc tiền nhà nhưng không chuyển đến ở thì có bị mất cọc không

Mọi người cho em hỏi chút ạ.
Em là sinh viên, có đi tìm thuê phòng trọ và tối hôm 25/2 em có đi xem phòng và có cọc giữ phòng 1 triệu (giống như xíu chỗ ạ chứ đúng ra phải cọc 1 tháng tiền nhà tức 2 triệu, anh chủ nhà có làm giấy nhận cọc 1 triệu và có nói rõ khi chuyển đến sẽ gửi nốt phần còn lại). Tuy nhiên vì lí do cá nhân nên ngay hôm sau em đã gọi điện với chủ nhà xin rút lại tiền cọc và xin bồi thường vì làm mất gần 1 hôm của họ. Nhưng chủ nhà lại nói phải đợi đến khi có người đến ở phòng đó rồi tính số ngày người khác đến sau đó mới trả lại em tiền và số tiền đó sẽ trừ dần theo từng ngày 2 triệu/30 ngày. Trong khi em không ở đó thì làm sao biết được khi nào có người đến ở? Và nếu chủ nhà nói không ai đến ở là em mất luôn số đó luôn!!!
Anh,chị cho em ý kiến với ạ?


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 10/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề hậu quả của việc từ chối đặt cọc

Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời Đặt cọc tiền nhà nhưng không chuyển đến ở thì có bị mất cọc không

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả  xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.

Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc được quy định như sau:

“…

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Trong trường hợp này, bạn thỏa thuận với chủ nhà sẽ thuê phòng và đặt cọc trước 1.000.000 đồng để đảm bảo giao dịch. Kể từ thời điểm bạn đồng ý thuê nhà, đặt cọc thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Theo đó, việc bạn từ chối giao kết thì số tiền cọc đó sẽ thuộc về chủ nhà, trừ trường hợp chủ nhà đồng ý trả cho bạn hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Đối với việc chủ nhà yêu cầu bạn đợi đến khi có người đến ở phòng rồi tính số ngày người khác đến sau đó mới trả lại bạn tiền và số tiền đó sẽ trừ dần theo từng ngày 2 triệu/30 ngày thì bạn có thể chấp nhận hoặc không. Trường hợp ngay sau đó có người đến thì bạn có thể được nhận lại một ít tiền trừ đi khấu hao số ngày để phòng trống. Trường hợp lâu quá không có người ở vượt quá số tiền cọc trước 1.000.000 đồng thì bạn vẫn mất số tiền đó.

Như vậy, việc bạn từ chối giao kết thì bạn phải chịu mất số tiền cọc. Còn việc bạn với chủ nhà có thỏa thuận khác nếu thấy có lợi thì bạn có thể đồng ý.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191