Có nên cho người khác mượn mặt sau chứng minh nhân dân không?
Nhờ mọi người tư vấn giúp
Chuyện là bạn thân mượn mặt sau chứng minh nhân dân do bạn đó làm mất và đang gấp nên em cả tin, chỗ chơi với nhau trên 10 năm rồi..sau cuộc trò chuyện em có phát hiện ngoài cmnd của em thì còn có 2 mặt sau cmnd nữa,e bắt đầu hoang mang..mong mọi người giải đáp,bạn đó dùng mặt sau cmnd để làm gì và em nên làm gì?
Cảm ơn tất cả mọi người
Luật sư Tư vấn Bộ luật hình sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 17/01/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề hậu quả khi cho mượn chứng minh nhân dân
- Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự , an toàn xã hội.
3./ Luật sư trả lời Có nên cho người khác mượn mặt sau chứng minh nhân dân không
Chứng minh nhân dân được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Tương đương như thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân tại những quốc gia khác.
Về nguyên tắc, chứng minh nhân dân là giấy tờ của mỗi người, bạn cho người khác mượn chứng minh thư sẽ rất rủi ro và không phù hợp với quy định của pháp luật vì người bạn cho mượn có thể sử dụng những thông tin trên giấy chứng minh của bạn như họ tên, số CMND, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để tiến hành một số giao dịch trái pháp luật. Còn mặt sau của chứng minh nhân dân chỉ thể hiện một số thông tin của người được cấp chứng minh như: đặc điểm nhận dạng, ngày cấp, nơi cấp, dấu vân tay của người được cấp, xác nhận, ký tên đóng dấu của cơ quan cấp. Những thông tin bạn cung cấp chưa đủ để có thể đoán được người đó mượn mặt sau chứng minh nhân dân của bạn vào việc gì. Trường hợp, người đó lấy các thông tin này để thực hiện những giao dịch mang tính chất lừa dối, phi pháp thì có thể công an sẽ yêu cầu bạn lên làm việc. Bởi mọi thông tin giao dịch thể hiện bạn là người giao dịch. Lúc này, bạn có thể trình bày sự việc, tố cáo người đó với cơ quan công an. Sau khi xem xét các thông tin bạn đưa ra, cơ quan tiếp nhận điều tra sẽ tiến hành xác minh. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ tiến hành khởi tố người đó về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đồng thời, căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Theo đó, việc bạn cho người đó mượn mặt sau của chứng minh thư để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt trung bình là 1.500.000 đồng
Như vậy, để hạn chế bớt những rủi ro có thể gặp phải, bạn không nên cho người khác mượn mặt sau hay mặt trước chứng minh nhân dân của mình vì đây là một loại giấy tờ tùy thân có những thông tin cá nhân cần được bảo mật của bạn.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.