Câu hỏi của khách hàng: Không cho con đi học mà tự dạy con ở nhà thì có vi phạm pháp luật không
Cho mình hỏi xíu nếu như không cho con đi học mà tự dạy ở nhà thì có vi phạm luật gì không ạ
Luật sư Tư vấn Luật giáo dục – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 08/03/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề quyền được giáo dục, học tập của trẻ
- Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009
- Luật trẻ em 2016
- Nghị định 138/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giáo dục
3./ Luật sư trả lời Không cho con đi học mà tự dạy con ở nhà thì có vi phạm pháp luật không
Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền năng này được Nhà nước qui định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật trẻ em 2016 về Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu quy định như sau:
“1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.”
Và Khoản 3 Điều 11 Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung 2009 về phổ cấp giáo dục:
“3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.”
Do đó, việc cha mẹ ngăn cản không cho con đi học, không cho con được hưởng nền giáo dục toàn diện, phát triển toàn diện là đang tước đi quyền được giáo dục của con. Hành vi hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 138/2013/NĐ-CP). Để đảm bảo cho trẻ được hưởng trọn các quyền của mình bạn nên trình báo với ban ngành địa phương để địa phương có biện pháp xử lý nhằm bảo bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ
Trường hợp mẹ (bố) không cho con đi học, không đảm bảo quyền phát triển bình thường của đứa con thì người cha (mẹ) có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng để đảm bảo cháu bé được phát triển trong môi trường tốt nhất.
Như vậy, việc không cho con đi học là hành vi cản trở việc học tập của con và người có hành vi đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.