Vợ chồng chị gái đã có con ruột ở nước ngoài có thể nhận thêm con nuôi không

Câu hỏi của khách hàng: Vợ chồng chị gái đã có con ruột ở nước ngoài có thể nhận thêm con nuôi không

Luật sư cho em hỏi: Vợ chồng chị gái em có quốc tịch Đài Loan có 2 con ruột rồi bây giờ muốn nhận thêm con trai của em làm con nuôi và rước đi Đài Loan được không? Nếu được thì luật sư có nhận làm thủ tục xin nhận con nuôi không? Trả lời giúp em. Cám ơn!


Luật sư Tư vấn Nhận con nuôi – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/05/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nhận nuôi con nuôi

Luật nuôi con nuôi 2010

3./ Luật sư trả lời Vợ chồng chị gái đã có con ruột ở nước ngoài có thể nhận thêm con nuôi không

a. Điều kiện nhận nuôi con nuôi

* Điều kiện đối với người nhận con nuôi:

Cá nhân muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư các đạo đức tốt.

Ngoài ra: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối;

=> Do vậy, hai vợ chồng người em của chị chỉ cần thỏa mãn 02 điều kiện tại khoản 1 điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì có thể nhận con chị làm con nuôi.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.

=> Trong email chị chỉ cung cấp thông tin rằng vợ chồng của em chị có quốc tịch Đài Loan mà không nói rõ họ có định cư tại Đài Loan hay không. Nếu họ định cư tại Đài Loan thì phải xem xét đến pháp luật về nhận con nuôi của Đài Loan.

Bên cạnh đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi, bao gồm:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang bị chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

=> Hai vợ chồng em chị nếu thuộc một trong các trường hợp trên cũng không được nhận con chị làm con nuôi.

*Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

=> Con chị nếu dưới 18 tuổi thì đủ điều kiện được nhận làm con nuôi.

Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Như vậy, hai vợ chồng em chị hoàn toàn có thể nhận thêm con trai chị làm con nuôi.

 

b. Giái đáp vấn đề đưa đi Đài Loan ?

– Mục đích con trai chị sang Đài Loan là gì? (Để định cư, du học hay tham quan)

Dù mục đích con chị sang Đài Loan là gì thì vẫn phải áp dụng pháp luật của Đài Loan bên cạnh pháp luật của Việt Nam.

– Nếu pháp luật Đài Loan quy định: Người được người có quốc tịch Đài Loan nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Đài Loan và được coi là công dân Đài Loan. Khi đó, con trai chị sẽ có quốc tịch Đài Loan và cháu sẽ sang Đài Loan định cư là điều không khó khăn. Nhưng nếu pháp luật Đài Loan quy định rằng không cho phép con nuôi nhập quốc tịch với bố mẹ nuôi thì con trai chị sẽ không được nhập quốc tịch Đài Loan. Khi đó, việc con chị muốn sang Đài Loan định cư sẽ hoàn toàn theo pháp luật của nước sở tại.

– Nếu đi du học hoặc đi chơi thì áp dụng pháp luật Việt Nam để xin cấp hộ chiếu và áp dụng pháp luật Đài Loan để xin thị thực sang nước bên đó.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191