Mẫu hợp đồng nhân viên y tế trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỜNG HỌC

(Số: …/HĐ/A-B)

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;
  • Căn cứ Thông tư liên tịch số: 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế tại trường học;
  • Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;
  • Căn cứ vào nhu cầu thực tế của hai bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …. Chúng tôi gồm:

BÊN A – BÊN THUÊ: TRƯỜNG …

Địa chỉ:…

Đại diện: Ông(Bà) …                       Chức vụ: …

Số điện thoại: …

BÊN B – BÊN CUNG CẤP:  CÔNG TY…

Địa chỉ trụ sở chính: …

Mã số thuế: …

Đại diện: Ông(Bà) …                       Chức vụ: …

Số điện thoại: …

Sau khi bàn bạc và thống nhất, chúng tôi cùng nhau thỏa thuận ký kết “Hợp đồng nhân viên y tế trường học” với các nội dung và điều khoản như sau:

Điều 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý thuê của Bên B 01 (một) nhân viên Y tế và  Bên B đồng ý cung cấp 01 (một) nhân viên Y tế trong thời hạn 01 (một) năm nhằm mục đích thăm khám, kiểm tra, đảm bảo sức khỏe của giáo viên và học sinh trong trường.

Điều 2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

  • Bên B có trách nhiệm cung cấp 01 nhân viên y tế cho Bên A đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, bằng cấp, các kỹ năng phù hợp với nhu cầu, môi trường làm việc của Bên A theo đúng quy định tại khoản 2 điều 8 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học.
  • Bên A sẽ trang bị các trang thiết bị, phòng, hệ thống chiếu sáng cần thiết, đạt tiêu chuẩn để thuận tiện cho bên B thực hiện hợp đồng.
  • Nhân viên của bên B sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát số lượng, chất lượng thuốc, vật dụng y tế có liên quan do bên thứ 3 cung cấp cho Bên A, để bên A sử dụng vào các công việc cần thiết.

Điều 3. THỜI GIAN LÀM VIỆC

Nhân viên của bên B sẽ làm việc theo lịch làm việc theo giờ làm việc của bên A.

  • Giờ làm việc: 8h00p – 17h30p
  • Thời gian nghỉ trưa: 12h – 13h30p
  • Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
  • Thời gian bắt đầu công việc từ ngày …/…/2020 đến hết thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày hợp đồng này có hiệu lực.

Điều 4. LƯƠNG – PHỤ CÂP – PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1. Lương

Bên A sẽ trả cho nhân viên của Bên B số tiền: … VNĐ/tháng

Sau 6 tháng, bên A sẽ xem xét quá trình, hiệu quả công việc mà nhân viên bên B đã làm được, dựa trên tinh thần cầu tiến bên A sẽ tăng lương cho nhân viên bên B theo đúng quy định.

Bên A chỉ trả lương cho nhân viên của Bên B, những thỏa thuận giữa bên B và nhân viên.

4.2. Phụ cấp

Bên A hỗ trợ nhân viên bên B chi phí ăn trưa, chi phí xăng xe, chi phí gửi xe, … là … VNĐ/tháng.

Trường hợp, nhân viên bên B làm tốt công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, xét tình hình thức tế, bên A sẽ chi trả cho nhân viên Bên B thêm trợ cấp chức vụ.

4.3. Phương thức thanh toán

Bên A sẽ thanh toán cho nhân viên của bên B qua tài khoản ngân hàng vào số tài khoản cá nhân, số tiền này sẽ được thanh toán vào mùng 10 hàng tháng. Nếu ngày thanh toán vào chủ nhật hoặc các ngày lẽ, thì ngày thanh toán sẽ được chuyển sang những ngày kế tiếp sau đó.

Thông tin tài khoản ngân hàng:

Chủ tài khoản: …

Số tài khoản: …

Ngân hàng: … – Chi nhánh …

Điều 5. CHI PHÍ KHÁC

  • Trong khi tiếp nhận và quản lý nơi làm việc của Bên B, bên B có trách nhiệm rà soát, kiểm kê những đồ dùng, vật dụng, thuốc thang, trang thiết bị về mặt số lượng và chất lượng để báo cáo cho bên A. Mỗi tháng, Bên B phải báo cáo công việc, số lượng vật dụng, trang thiết bị hiện đang còn ở nơi làm việc cho bên A, nếu có vấn đề về thất thoát, không tìm ra nguyên nhân thì bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm, hoàn lại cho bên A hoặc bồi thường cho bên A giá trị của những vật dụng, trang thiết bị bên B đã làm thất thoát.

Điều 6. NGHĨA VỤ THÔNG BÁO

  • Nhân viên bên B phải thông báo cho bên A ngay khi có bất kì sự việc, sự cố vượt quá tầm kiểm soát của bên A, bên A không thể xử lý được. Trường hợp không thông báo để xảy ra hậu quả ngoài ý muốn, bên B và nhân viên bên B sẽ liên đới chịu trách nhiệm.
  • Trường hợp, nếu nhân viên bên B muốn xin nghỉ phép thì có đơn xin nghỉ phép và phải thông báo cho bên A trước 2 (hai) ngày làm việc. Nếu nhân viên Bên B nghỉ mà không báo trước thì sẽ tính vào 1 lỗi vi phạm trong tháng. Một tháng nếu nhân viên vi phạm 3 lần sẽ bị cho thôi việc.          
  • Trường hợp, bên B muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bên B phải thông báo trước cho bên A 30 ngày. Nếu không thông báo mà nghỉ đột xuất sẽ bị phạt bằng 50% lương của tháng đó.
  • Trường hợp, bên B muốn thay đổi nhân viên khác thực hiện hợp đồng thì bên B cần báo trước 7 ngày và phải được sự đồng ý của bên A. Nếu bên B không thông báo về việc thay đổi nhân viên hoặc bên A không đồng ý mà bên B vẫn cố tình thay đổi thì coi như Bên B đã vi phạm hợp đồng này.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

7.1. Quyền của bên A

  • Bên A  có quyền yêu cầu bên A thực hiện những công việc phù hợp với vị trí mà bên B đang đảm nhiệm.
  • Bên A có quyền nhắc nhở, khiển trách khi bên B vi phạm nội quy, quy chế của phòng y tế hoặc các quy định của trường học làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của phòng, trường.

7.2. Nghĩa vụ của bên A

  • Bên A phải thanh toán đầu đủ các khoản lương hàng tháng cho bên B.
  • Bên A cung cấp cho bên B các điều kiện về vật chất để đảm bảo công việc của bên B diễn ra thuận lợi nhất.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

8.1. Quyền của Bên B

  • Bên B quyền làm việc trong môi trường năng động, an toàn.
  • Trong quá trình làm việc, bên B được quyền hưởng tất cả các chế độ đãi ngộ cũng như chính sách mà bên A dành cho nhân viên của mình.
  • Bên B có quyền trình bày ý kiến của mình về cơ sở vật chất, trang thiết bị của văn phòng, đưa ra kế hoạch bằng văn bản để sửa chữa phòng, chỗ để trang thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật

8.2. Nghĩa vụ của Bên B

  • Bên B phải thực hiện tốt các công việc của nhân viên y tế trường học;
  • Bên B có nghĩa vụ hỗ trợ những nhân viên, giáo viên, học sinh khác thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn.
  • Bên B phải thường xuyên đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nhân viên.
  • Bên B phải tham mưu, góp ý cho bên A khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, khi bên A yêu cầu.

Điều 9. PHẠT HỢP ĐỒNG

  • Trong trường hợp bên B thực hiện không đúng hoặc thực hiện công việc không nghiêm túc dẫn đến chất lượng công việc đạt được không đáp ứng được nhu cầu và điều kiện của bên A đưa ra, thì bên B sẽ bị phạt: … theo quy định của phòng.
  • Một trong hai bên tự ý hủy hợp đồng hoặc thỏa thuận hủy hợp đồng nhưng không được sự đồng ý, chấp thuận của bên còn lại, thì các bên sẽ phải chịu những chi phí sau:
  • Trường hợp bên A tự ý hủy hợp đồng, Bên A sẽ phải thanh toán số tiền tương ứng với thời gian mà Bên B đã làm việc cho bên A cộng với khoản bồi thường tổn thất khi Bên A tự ý hủy hợp đồng.
  • Trường hợp bên B tự ý hủy hợp đồng, Bên B phải chịu trách nhiệm kiểm kê các đồ dùng, các trang thiết bị, thuốc hiện còn trong phòng cho bên A, nếu xảy ra thất thoát hoặc có lỗi trong quá trình bàn giao mà lỗi thuộc về bên B thì bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Ngoài ra, bên B sẽ không nhận được lương tại tháng mà bên B tự ý hủy hợp đồng.

Điều 10. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên B trong trường hợp bên B thực hiện không đúng những điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
  • Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên B trong trường hợp bên B gây thất thoát, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, danh tiếng của bên A
  • Một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc phát hiện ra bên còn lại có hành vi gian dối trong khi thực hiện hợp đồng.

Điều 11. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho và căn cứ theo các trường hợp.
  • Các sự kiện thiên nhiên làm ảnh hưởng đến hoạt động của 2 bên: mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào…
  • Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên B bị phá sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc bên A không được thực hiện các hoạt động liên quan đến giáo dục đào tạo cũng được coi là sự kiện bất khả kháng.

Điều 12. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong thời hạn một năm như hai bên đã thỏa thuận.
  • Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có sự kiện bất khả kháng quy định tại Điều 11 mà không thể khắc phục được.
  • Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi cả hai bên cùng thống nhất và đồng ý sẽ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà có lỗi phát sinh, lỗi của bên nào thì bên đấy chịu trách nhiệm.

Điều 13. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

  • Hai bên cam kết thực hiện đúng theo những điều khoản trong hợp đồng.
  • Trường hợp có tranh chấp phát sinh, hai bên sẽ ưu tiên giải quyết bằng biện pháp thương lượng, hòa giải. Nếu không thể hòa giải được, một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 14. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng này bao gồm … trang, được lập thành 2 (hai) bản có giá trị ngang nhau và mỗi bên giữ 1 (một) bản.
  • Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
BÊN ABÊN B
NGUYỄN VĂN ATRẦN THỊ B

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191