Hợp đồng vận chuyển lâm sản

Hợp đồng vận chuyển lâm sản. Lâm sản là loại sản vật quý giá của thiên nhiên bao gồm cả gỗ và các tài nguyên rừng khác. Việc khai thác lâm sản luôn phải được cấp phép và quản lý chặt chẽ để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới môi trường và các loài động vật sinh sống trong hệ sinh thái này. Khi bất kỳ một đơn vị nào thực hiện việc vận chuyển lâm sản ra khỏi rừng hay di chuyển giữa các vị trí sẽ đều phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giấy phép khai thác, tuân thủ đúng khối lượng, số lượng được phép và dừng chân xuất trình kiểm tra tại các chốt kiểm lâm thuộc địa bàn.

Hợp đồng vận chuyển lâm sản là thỏa thuận giữa đơn vị có thẩm quyền khai thác lâm sản và bên có cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa hoặc quốc tế, mục đích là di chuyển lâm sản từ vị trí ban đầu tới vị trí tập kết, gia công hay sản xuất. Hợp đồng vận chuyển lâm sản sẽ cần có các điều khoản chính là đối tượng vận chuyển, thời gian, số lượt vận chuyển, giá vận chuyển, giấy phép của đơn vị khai thác về những hàng hóa vận chuyển, công tác rà soát, chốt nhận hàng, giao hàng. Xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu sơ lược theo hướng dẫn của chúng tôi bên dưới đây.

Mẫu Hợp đồng vận chuyển lâm sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN LÂM SẢN

Số: …/…

Căn cứ:

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật Lâm nghiệp 2017;

– Các văn bản hướng dẫn khác;

– Nguyện vọng và ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:

A. Bên A (Bên cung cấp dịch vụ vận chuyển)

Công ty:

– Trụ sở chính:

– Số điện thoại:

– Mã số thuế:

– Người đại diện theo pháp luật:                                     Chức vụ:         

B. Bên B (Bên thuê vận chuyển)

Công ty:

– Trụ sở chính:

– Số điện thoại:

– Mã số thuế:

– Người đại diện theo pháp luật:                                     Chức vụ:         

Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng vận chuyển lâm sản với các điều khoản cụ thể sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

1. Bên A nhận vận chuyển cho Bên B … tấn gỗ lâm nghiệp cho sản xuất với mục đích vận chuyển nội bộ từ kho chứa A địa chỉ… đến kho chứa B địa chỉ …;

2. Thông tin chi tiết và thông số loại gỗ vận chuyển được liệt kê theo bảng dưới đây:

STTLoại gỗTuổi
     
     
     

Điều 2: Vận chuyển

1. Thời gian vận chuyển:

2. Phương tiện vận chuyển:

3. Bên A có trách nhiệm xếp gỗ lên xe tại kho A và dỡ hàng xuống tại kho B;

4. Vào thời điểm bàn giao gỗ tại kho A và thời điểm trả hàng tại kho B, hai bên đều phải ký giấy xác nhận để hạn chế rủi ro phát sinh về sau;

5. Bên A đảm bảo nhận bàn giao và giao hàng đúng thời gian, địa điểm cũng như đảm bảo không làm thay đổi bất kỳ đặc tính nào của hàng hóa được bàn giao (bao gồm số lượng, khối lượng, kiểu dáng và mọi thông số liên quan khác);

6. Bên B cử người giám sát đi kèm theo xe để chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Điều 3: Phí vận chuyển và thanh toán

1. Chi phí vận chuyển:    (Bằng chữ: …);

2. Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản;

3. Bên B thanh toán cho Bên A 50% phí vận chuyển ngay sau khi hợp đồng được ký kết và thanh toán nốt phí vận chuyển còn lại sau khi hai bên xác nhận Bên A đã nhận hàng thành công tại Kho B;

4. Chi phí vận chuyển không bao gồm các loại thuế, phí khác, người giám sát có trách nhiệm thanh toán trực tiếp các loại thuế, phí phát sinh này trong quá trình vận chuyển;

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ Bên A

1. Xếp và dỡ hàng tại kho, đảm bảo không làm thay đổi bất kỳ yếu tố nào của hàng hóa trong quá trình vận chuyển;

2. Được nhận phí vận chuyển đúng thời hạn;

3. Chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại của hàng hóa phát sinh trong quá trình vận chuyển mà nguyên nhân không phải do lỗi của Bên B;

4. Chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên B trong trường hợp giao hàng chậm.

Điều 5: Quyền và trách nhiệm Bên B

1. Được đảm bảo vận chuyển, giao hàng đúng thời gian, địa điểm;

2. Đảm bảo có quyền sở hữu và vận chuyển hợp pháp đối với hàng hóa vận chuyển;

3. Đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý để hàng hóa trong trạng thái sẵn sàng vận chuyển;

4. Thanh toán phí vận chuyển cho Bên A đúng thời gian quy định;

5. Thanh toán các loại thuế, phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển;

6. Chịu trách nhiệm, giải trình, cung cấp giấy tờ với cơ quan kiểm tra;

7. Cung cấp cho Bên B đầy đủ thông tin, giấy chứng nhận của hàng hóa vận chuyển.

Điều 6: Các điều khoản chung khác

1. Nếu một trong hai bên chậm trễ trong việc giao/nhận hàng hóa, bên vi phạm phải bồi thường những thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của mình cho bên bị vi phạm, đồng thời thanh toán những chi phí phát sinh do việc chậm giao/nhận hàng hóa nếu có;

2. Nếu có bất kỳ trường hợp thiếu hụt, hư hỏng hoặc sự thay đổi tính chất của hàng hóa phát sinh trong quá trình vận chuyển, Bên A phải bồi thường toàn bộ phần hàng hóa bị thiếu hụt, hư hỏng hoặc thay đổi tính chất, cùng với những tổn thất phát sinh nếu có;

3. Bên A chỉ chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng hóa thoe đúng quy định pháp luật, Bên B chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý khác;

4. Các bên cam đoan những thông tin cung cấp trên đây là chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm với thông tin của mình.

Điều 7: Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực sau khi hai bên đã hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng;

2. Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý ngang nhau.

Bên ABên B

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191