Hợp đồng góp vốn mua đất, đầu tư dự án chung, mua bất động sản, tài sản có giá trị khác nhằm hướng tới lợi nhuận của hai thành viên hoặc của một nhóm thành viên nhiều người.
Việc mua bất động sản, đất đai với các mục đích kinh doanh, giữ tiền hoặc đầu cơ hiện nay đã ngày càng lan rộng tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên việc mua bất động sản đi kèm với yêu cầu số vốn không hề nhỏ, điều nay là trở ngại nếu một cá nhân tự thực hiện, từ đây nhu cầu hợp tác với những người cùng mục tiêu, quan điểm bắt đầu nảy sinh.
Để đảm bảo việc hợp tác là ổn định và rõ ràng, hướng tới lợi nhuận chung, các bên cần có văn bản cùng những thoả thuận chặt chẽ. Việc các thành viên soạn thảo thoả thuận thành hợp đồng có thể cần cả công chứng là điều kiện tiên quyết mà nhiều nhóm nhà đầu tư lựa chọn.
Để tìm hiểu rõ hơn về mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa Hợp đồng chung vốn, góp vốn
Hợp đồng chung vốn, góp vốn mua tài sản, đất đai là một dạng thoả thuận mà tại đó có 2 hoặc nhiều hơn 2 người cùng mong muốn góp tiền, tài sản để mua chung một hoặc nhiều bất động sản. Bất động sản mua chung này sẽ có sở hữu chung, do tất cả các thành viên cùng đứng tên, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi nhuận nếu có từ giao dịch bất động sản này sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên theo một tỷ lệ góp vốn đã thống nhất trước đó.
Hợp đồng có hình thức là văn bản, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng các hình thức giao kết bằng miệng mà không gây ảnh hưởng tới hiệu lực của thoả thuận, nhưng nhìn chung cách thoả thuận miệng sẽ dễ dàng nảy sinh các tranh chấp vì nhầm lẫn và thiếu xót quyền lợi cơ bản. Vì thế, đa phần các thoả thuận có nội dung tương tự đều lựa chọn hình thức văn bản và đôi khi còn có cả các yêu cầu công chứng để đảm bảo tính chính xác của thoả thuận.
2. Lưu ý khi ký Hợp đồng góp vốn chung
Hợp đồng góp vốn là một dạng hợp đồng chứa đựng nhiều rủi ro, với nội hàm thoả thuận cụ thể nhưng môi trường kinh doanh thì sẽ lại luôn biến động, việc thiếu hụt vốn, chôn vốn, phát sinh vốn, thiệt hại vốn là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu các bên trước đó không có các thoả thuận thống nhất hợp lý, việc gián đoạn, tranh chấp trong thời gian thực hiện hợp đồng là điều dễ dàng xảy ra.
Bên cạnh đó, tính minh bạch, công khai trong thời gian hợp tác góp vốn cũng ẩn chứa nhiều mâu thuẫn, dễ để những người có mục đích xấu lợi dụng nhằm chiếm đoạt vốn, sử dụng vốn trái phép, sử dụng vốn không hợp lý gây ra tổn thất.
Các điều khoản thoả thuận khác như thông tin, trách nhiệm tìm hiểu thông tin, gợi ý mục tiêu đầu tư, tính chính xác, năng lực của người đại diện nhóm nhà đầu tư cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của Hợp đồng góp vốn.
Qua những điều trên, có thể thấy việc ký kết Hợp đồng góp vốn mua đất là không hề đơn giản, vì thế khi bắt đầu có nhu cầu xác lập các thoả thuận góp vốn tương tự, các bên cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực và đưa ra các điều khoản trói buộc chặt chẽ, không được chỉ dựa trên sự tin tưởng và các mối quan hệ đã có trước đó mà lơ là trên văn bản thoả thuận này.
3. Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC GÓP VỐN
(Số: ……2022/HĐHTGV)
- Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Luật Thương mại 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Căn cứ Luật Đất đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Căn cứ Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Căn cứ nhu cầu, khả năng của các thành viên;
Hôm nay, ngày … … tháng ……năm 2022, tại ……………………………………………………
……………………………………………………………………………………Chúng tôi gồm:
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
Hợp đồng này có số lượng thành viên tham gia không giới hạn, danh sách thành viên lâm thời được ghi nhận theo Phụ lục đính kèm sau của Hợp đồng này.
Các thành viên đều đã thống nhất, đồng ý và cùng tự nguyện ký kết Hợp đồng hợp tác góp vốn (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với những điều khoản cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP TÁC
Các thành viên thỏa thuận và thống nhất tiến hành ký kết Hợp đồng này để cùng nhau hợp tác góp vốn mua Bất động sản hoặc các tài sản có giá trị khác nhằm đầu tư thu lợi nhuận.
Tổng số vốn góp ban đầu: Không giới hạn
Số vốn góp thành viên tối thiểu: ………………….. VNĐ
Thời hạn góp vốn: Thực hiện góp vốn theo giai đoạn (Các giai đoạn được lập thành văn bản và đính kèm Hợp đồng này)
ĐIỀU 2: THỜI HẠN HỢP TÁC
Hợp đồng này không có giới hạn thời hạn hợp tác, hiệu lực được tính kể từ thời điểm ký Hợp đồng.
Trong mọi trường hợp, nếu có các ý kiến nhằm thay đổi thỏa thuận trên, các thành viên phải được thông báo trước tối thiểu là ba (03) tháng trước khi hợp đồng này hết hiệu lực.
ĐIỀU 3: THÀNH LẬP BAN ĐẠI DIỆN (BĐD) VÀ PHÂN CÔNG QUYỀN HẠN TRÁCH NHIỆM
3.1. Các thành viên thống nhất thành lập Ban đại diện gồm tối thiểu 10 người, những người này phải là thành viên thuộc danh sách thành viên của Hợp đồng này.
Ban đại diện có những trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động của nhóm thành viên trong suốt thời gian hợp tác;
- Đảm bảo các vấn đề liên quan đến giấy tờ, thuế, thủ tục pháp lý có liên quan;
- Quản lý nguồn vốn, định hướng, tìm kiếm và gợi ý các thông tin về những bất động sản hoặc tài sản khả thi có lợi cho việc đầu tư;
- Quản lý và các trách nhiệm khác có ảnh hưởng tới hiệu quả hợp tác góp vốn của các thành viên;
3.2. Các thành viên có các quyền lợi và trách nhiệm sau:
- Các thành viên cam kết góp đủ số vốn theo thoả thuận;
- Tôn trọng và thực hiện theo sự điều hành của BĐD trong quá trình hợp tác, mọi ý kiến phản đối, không đồng tình phải được lập thành văn bản;
- Các thành viên có quyền được khai thác thông tin, được biết về danh sách các Bất động sản đầu tư, tình hình hoạt động góp vốn của cả nhóm thành viên nói chung và của từng thành viên nói riêng;
- Các thành viên có quyền kiểm tra, đối chất, đối chiếu với các hành vi, hoạt động, cách sử dụng, thu chi nguồn vốn của BĐD trong quá trình hợp tác;
- Các thành viên có quyền chuyển nhượng số vốn góp của mình trong nội bộ;
- Các thành viên có đầy đủ các quyền Uỷ quyền/Thừa kế/Cho tặng cho người khác phần vốn góp của mình (với điều kiện phải tiếp tục tuân thủ các thoả thuận tại Hợp đồng này);
- Mọi vấn đề liên quan tới thay đổi số vốn góp, rút vốn khác được thực hiện theo mục 6.2 Điều 6 Hợp đồng này.
ĐIỀU 4: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN
Việc phân chia lợi nhuận được các thành viên thoả thuận dựa trên từng giai đoạn, số lượng thành viên tham gia và tình hình thực tế thị trường.
Số lần chia lợi nhuận: Không giới hạn
Mỗi thành viên được hưởng mức lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà mình góp vào trong giai đoạn đó ghi nhận tại Phụ lục Hợp đồng này.
Lợi nhuận được quyết toán công khai và phân chia vào thời điểm chốt lợi nhuận, dựa trên hồ sơ, sổ sách và các bản báo cáo kết quả kinh doanh.
Nếu tính tới thời điểm chia lợi nhuận mà việc hợp tác góp vốn không hiệu quả, dựa trên kết quả sổ sách, báo cáo kinh doanh là không có lợi nhuận thì chỉ số lợi nhuận được ghi là 0.
ĐIỀU 5: CÁC NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH, THU, CHI
Các thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật.
Mọi khoản thu, chi cho hoạt động (ví dụ: tiền thuế, phí, lệ phí, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, tiền nhân công, tiền bảo trì, sửa chữa máy móc nếu có, các khoản chi phí khác) sẽ được chi trả bằng quỹ chung và đều phải được liệt kê, ghi chép rõ ràng, đầy đủ, chính xác bằng văn bản.
ĐIỀU 6: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG, RÚT VỐN VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
6.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Khi các thành viên trong hợp đồng này thống nhất chấm dứt hiệu lực Hợp đồng;
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do có sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật;
Khi kết thúc hợp đồng này, các thành viên sẽ xác lập biên bản thanh lý hợp đồng và có thể lựa chọn một trong hai phương án dưới đây:
- Nếu một số thành viên vẫn tiếp tục có nhu cầu hợp tác góp vốn, thì các thành viên sẽ thỏa thuận và giao kết hợp đồng khác thay thế hợp đồng này.
- Nếu kết thúc hợp đồng này, các thành viên không còn nhu cầu tiếp tục hợp tác góp vốn, thì sẽ tiến hành thanh lý, quyết toán, thanh toán toàn bộ các chi phí còn tồn đọng.
6.2. Thành viên có nhu cầu rút vốn sẽ được giải quyết theo thỏa thuận như sau:
– Một trong các thành viên muốn rút vốn cần báo trước với BĐD và các thành viên còn lại từ 3 đến 6 tháng và sẽ nhận lại số tiền tương ứng với số phần trăm vốn góp trong thời điểm muốn chấm dứt.
Phần trăm vốn góp bao gồm: % tiền mặt hiện có, % giá trị Bất động sản góp vốn tại thời điểm đó (đã tính khấu hao).
Các thành viên sẽ cùng lập biên bản thanh lý hợp đồng với thành viên muốn rút vốn:
– Nếu việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn gây ảnh hưởng tiêu cực tới các thành viên khác, thành viên rút vốn sẽ chỉ được nhận lại số phần trăm vốn góp cùng rủi ro đã trừ tính theo số vốn góp chung hiện có tại thời điểm muốn rút vốn. Sẽ không được tính % lợi nhuận trong Bất động sản giai đoạn đã đầu tư.
Việc rút vốn phải được thông báo cho các thành viên còn lại tối thiểu từ 1 đến 3 tháng, sau khi quyết toán số vốn góp được nhận lại, các thành viên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng với thành viên muốn rút vốn.
6.3. Bồi thường thiệt hại: Khi một thành viên vi phạm bất kỳ nghĩa vụ hay cam kết nào theo quy định tại Hợp đồng này và/hoặc quy định của pháp luật liên quan gây thiệt hại về người và/hoặc tài sản của các thành viên khác hoặc cho bên thứ ba, thành viên gây thiệt hại đó sẽ phải bồi thường cho bên bị thiệt hại tất cả các thiệt hại trực tiếp và thực tế mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu.
6.4. Phạt vi phạm Hợp đồng áp dụng cho các thành viên:
– Mức phạt vi phạm Hợp đồng là: 5.000.000đ – 200.000.000đ
– Mức phạt vi phạm sẽ được áp dụng cụ thể trong các trường hợp sau:
* Sai quy trình sổ sách sử dụng vốn chung: 5.000.000đ – 50.000.000đ
* Tiết lộ bí mật thông tin ra bên ngoài: 20.000.000đ
* Sử dụng vật tư, tài sản chung vào mục đích riêng khi chưa có sự chấp thuận của các thành viên còn lại: 100.000.000đ – 200.000.000đ
ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
7.1. Các thành viên đồng ý hợp tác với nhau trên tinh thần thiện chí, trung thực, hỗ trợ, cho nhau tối đa nhằm đạt những mục đích trong hợp đồng này. Trường hợp có phát sinh tranh chấp giữa các thành viên, trước hết phải được giải quyết thông qua nguyên tắc thiện chí thương lượng, hoà giải trên cơ sở các bên cùng có lợi.
7.2. Trong các trường hợp các thành viên tranh chấp vẫn không thoả thuận được với nhau, thì vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết tại một toà án có thẩm quyền theo quy định của luật pháp của Việt Nam.
ĐIỀU 8: PHÒNG TRỪ RỦI RO
– Nguồn vốn dự trù rủi ro: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) sẽ được giữ lại ngay từ đầu và được quản lý bởi BĐD. Khi phát hiện rủi ro, BĐD sẽ chủ động sử dụng nguồn vốn dự trù để khắc phục ngay lập tức.
– Trong trường hợp rủi ro: Hết vốn hoặc thiếu vốn để thực hiện. BĐD sẽ có trách nhiệm thông báo yêu cầu họp thành viên và cùng nhau đưa ra phương án giải quyết.
– Trong trường hợp cần thiết, BĐD sẽ kêu gọi các thành viên góp thêm vốn theo tỉ lệ thuận với phần trăm số vốn đã được đóng góp trước đó.
– Nếu việc đóng góp mới không đồng đều, thìvới những thành viên góp thêm vốn sẽ được tính toán theo tỷ lệ % mới sở hữu tương ứng với số vốn đã được đóng góp thêm.
– Với những thành viên không góp thêm vốn sẽ bị giảm tỷ lệ % sở hữu vốn tính theo giá trị vốn chung sau khi các thành viên khác đã đóng góp thêm vốn.
– Các trường hợp bắt buộc cần thông qua ý kiến họp thành viên và được biểu quyết bởi số đông thành viên:
+ Nâng hoặc giảm tổng số vốn đóng góp, giá trị thực tế của Bất động sản theo giai đoạn.
+ Tăng hoặc giảm thành viên tham gia góp vốn.
+ Mở rộng chi nhánh/phạm vi/lĩnh vực hoạt động.
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
9.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.
9.2. Các thành viên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết, ghi nhận tại hợp đồng góp vốn này. Các thành viên có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hợp tác. Nếu thành viên nào có khó khăn, trở ngại thì phải báo trước cho các thành viên khác biết tối thiểu trong vòng một tháng, kể từ ngày có khó khăn, trở ngại đó.
9.3. Các thành viên chung vốn có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện kinh doanh, đảm bảo bí mật mọi thông tin có liên quan tới quá trình hoạt động kinh doanh.
9.4. Lấy ý kiến thành viên: Khi có bất kỳ một sự kiện nào dẫn đến việc cần phải lấy ý kiến của các thành viên nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định phát triển của mô hình kinh doanh, các thành viên sẽ tổ chức cuộc họp thành viên. Cuộc họp thành viên được thông báo cho tất cả các thành viên bằng văn bản, được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên và tiến hành lấy ý kiến theo phương pháp biểu quyết.
9.5. Các thành viên đều được chia lợi nhuận và cam kết cùng gánh chịu rủi ro khi hợp tác kinh doanh.
9.6. Mọi điều khoản khác có liên quan nhưng không được và chưa được quy định cụ thể trong Hợp đồng này, nếu có phát sinh trong quá trình hợp tác kinh doanh của các thành viên thì sẽ được các thành viên cùng nhau trao đổi, thống nhất để bổ sung, điều chỉnh hợp đồng này nhằm đảm bảo quyền lợi chung trong quá trình hợp tác kinh doanh.
ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
10.1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi các thành viên ký. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được tất cả các thành viên lập thành văn bản.
10.2. Các thành viên từng người một đã tự đọc lại, hiểu rõ, đồng ý với toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng này, công nhận hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
10.3. Hợp đồng này gồm 05 trang, được lập thành 03 bản, mỗi thành viên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Các thành viên tham gia, từng người một ký tên/điểm chỉ vào phần tên của mình theo Danh sách đính kèm để làm bằng chứng.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
(Phụ lục Số 01)
Các thành viên tham gia vào thoả thuận tại Hợp đồng này bao gồm danh sách dưới đây (chỉ những thành viên có đủ phần xác nhận của BĐD và ký nhận thì mới có đủ hiệu lực):
1. Ông: ……………………………………
Ngày sinh: ……………… Giới tính: ……… Dân tộc: ………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: CA …………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….
Số tiền tham gia:
Giai đoạn 1: ……..………….. Giai đoạn 2: …….…..………Giai đoạn 3: ……………………
XÁC NHẬN CỦA BĐD | KÝ NHẬN |
2. Ông: ……………………………………
Ngày sinh: ……………… Giới tính: ……… Dân tộc: ………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: CA …………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….
Số tiền tham gia:
Giai đoạn 1: ……..………….. Giai đoạn 2: …….…..………Giai đoạn 3: ……………………
XÁC NHẬN CỦA BĐD | KÝ NHẬN |
3. Ông: ……………………………………
Ngày sinh: ……………… Giới tính: ……… Dân tộc: ………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: CA …………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….
Số tiền tham gia:
Giai đoạn 1: ……..………….. Giai đoạn 2: …….…..………Giai đoạn 3: ……………………
XÁC NHẬN CỦA BĐD | KÝ NHẬN |
4. Ông: ……………………………………
Ngày sinh: ……………… Giới tính: ……… Dân tộc: ………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: CA …………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….
Số tiền tham gia:
Giai đoạn 1: ……..………….. Giai đoạn 2: …….…..………Giai đoạn 3: ……………………
XÁC NHẬN CỦA BĐD | KÝ NHẬN |
5. Ông: ……………………………………
Ngày sinh: ……………… Giới tính: ……… Dân tộc: ………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: CA …………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….
Số tiền tham gia:
Giai đoạn 1: ……..………….. Giai đoạn 2: …….…..………Giai đoạn 3: ……………………
XÁC NHẬN CỦA BĐD | KÝ NHẬN |
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.