LUẬT SƯ TƯ VẤN CHỐNG CẠNH TRANH – Hoạt động thương mại ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Ở những quốc qua như Trung Quốc, Việt Nam, Đông Nam Á hay Nam Á khác nói chung, sự cạnh tranh đối với hàng hóa và các thương hiệu càng lớn.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với việc bị cạnh tranh không lành mạnh, chơi xấu trên thị trường. Nhu cầu dịch vụ luật sư tư vấn chống cạnh tranh cũng cấp thiết theo nhu cầu của xã hội. Luật Hiệp Thành với các luật sư giàu kinh nghiệp và chuyên sâu về thương mại sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng, cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn chống cạnh tranh.
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Theo quy định tại khoản 6, Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018, “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.” Hiểu một cách đơn giản, cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động trái pháp luật, đạo đức xã hội nhằm cạnh tranh và gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm cơ bản bao gồm các hành vi sau đây:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Ví dụ như:
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.
+ Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
+ Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.
+ Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội
Đối với doanh nghiệp, việc bị ảnh hưởng bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại lợi ích kinh tế hết sức to lớn. Một số hành vi ạnh tranh không lành mạnh sử dụng những biện pháp trái luật duy trì sự độc quyền, chiếm lĩnh thị trường. Nó làm cho doanh nghiệp bị cạnh tranh không thể mở rộng thị trường, không thể phát triển thị trường một cách tự nhiên. Những hành vi lôi khéo khách hàng bất chính hoặc sử dụng những thủ đoạn trái luật, trái đạo đức để lôi kéo, ngăn cản khách hàng của đổi thủ. Những hành vi đó khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh thu, mất đi lượng khách hàng lớn một cách trực tiếp. Việc bị gây rối hoạt động, xâm phạm bí mật kinh doanh khiến đối thủ mất đi sự ổn định phát triển. Việc xâm phạm thương hiệu, uy tín doanh nghiệp khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối về truyền thông phức tạp, suy yếu và danh tiếng, thương hiệu. Các hành vi trên trực tiếp hoặc gián tiếp làm đối thủ không thể phát triển một cách tự nhiên, làm suy yếu năng lực cạnh tranh, uy tín thương hiệu, mất đi khách hàng và thị phần.
Đối với người tiêu dùng, họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chất lượng dịch vụ, giá cả, sự lựa chọn đa dạng và bị động trong tiêu dùng. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp về thị trường khiến người tiêu dùng mất đi nhiều sự lựa chọn chất lượng. Sự lôi kéo không chính đáng, lừa dối, giả mạo thương hiệu làm người tiêu dùng nhầm lẫn hoặc không chọn được hàng hóa, sản phẩm yêu thích.
Đối với xã hội, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến sự phát triển tự nhiên của thị trường, các nguy cơ gây rối cho nền kinh tế. Việc để diễn ra các hành động cạnh tranh không lành mạnh chính là để cho các hành vi trái với pháp luật, đạo đức; trái với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Sự không lành mạnh của nền kinh tế dẫn đến sự phát triển theo chiều hướng tiêu cực của kinh tế, đạo đức kinh doanh và văn hóa xã hội. Đồng thời, các tác động xấu lên doanh nghiệp cũng khiến sự mất cân bằng của nền kinh tế, xấu hơn có thể kéo theo sự suy đổ của nền kinh tế quốc gia.
Luật Hiệp Thành cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn cạnh tranh
Dịch vụ bao gồm các hoạt động phòng tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ động; tư vấn phát hiện và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tư vấn kiểm soát rủi ro; tư vấn giải quyết tranh chấp và đại diện làm việc với các cơ quan, các bên liên quan xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Với kinh nghiệm và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ xã hội. Luật Hiệp Thành luôn sãng sàng tư vấn và đông hành với Quý khách hàng đối với dịch vụ luật sư tư vấn chống cạnh tranh nói riêng. Rộng hơn, Chúng tôi luôn đồng hành với bạn trong hoạt động bảo vệ thương mại hàng hóa và thương hiệu. Mọi thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HIỆP THÀNH
Địa chỉ: Tầng 6, Số 16/204 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0933.131.886
Email: luathiepthanh@gmail.com
Website: hiepthanhlawfirm.com
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN