Phạm tội lần đầu là từ trước tới nay chưa phạm tội lần nào, nếu các lần phạm tội trước đó đã bị xử lý và đã hết thời hiệu thì lần phạm tội mới này vẫn không được coi là phạm tội lần đầu.
Thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, trước hết bao gồm các tội ít nghiêm trọng theo quy định ở khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn…
Cũng theo BLHS năm 2015, tại Điều 11 quy định: Vô ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Tai điểm đ, khoản 1, Điều 3 nguyên tắc xử lý trong BLHS năm 2015 nêu rõ “Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục”.
Trên cơ sở đó, BLHS năm 2015 đã sửa đổi bổ sung quy định về điều kiện áp dụng hình phạt theo hướng có lợi cho người phạm tội lần đầu; cụ thể như sau:
“Điều 38 – Tù có thời hạn
1…
2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.”
Quy định mới tại khoản 2, Điều 38 trong BLHS năm 2015 thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng; thể hiện tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội.
Tuy nhiên, nếu người nào lần đầu phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng mà thiếu một trong các điều kiện không do vô ý hoặc không có nơi cư trú rõ ràng thì cũng không thuộc đối tượng áp dụng tại khoản 2, Điều 38 BLHS năm 2015.
Nguyễn Long
Tham khảo thêm:
- [Wiki Luật] Nghị định 17/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- [Wiki Luật] Quyết định 12/2016/QĐ-TTg Về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTG ngày 18 tháng 7 năm 2012 và Quyết định số 1049/QĐ-TTG ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ
- [Wiki Luật] Thông tư 02/2016/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Quyền của phụ nữ nông thôn trong nông lâm ngư nghiệp dưới góc độ bình đẳng giới
- Lưu ý nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nâng tuổi trẻ em lên 18, xã hội gánh nhiều hệ lụy
- Những vụ án quấy rối tình dục trẻ em gây chấn động
- Lương hưu cho người lao động theo Luật mới
- Phân biệt lỗi bị phạt hành chính và xử lý hình sự?
- Ông Huỳnh Văn Nén đòi bồi thường oan sai 18 tỷ đồng
TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.