Không có khả năng trả nợ ngân hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Không có khả năng trả nợ ngân hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Gia đình tôi có vay ngân hàng một số tiền để làm ăn kinh doanh, nhưng do làm ăn thua lỗ giờ không có khả năng chi trả. Theo quy định của pháp luật thì ngân hàng sẽ xử lý như thế nào?

Gửi bởi: phambadung

Trả lời có tính chất tham khảo

Hợp đồng được ký kết giữa gia đình bạn và ngân hàng là hợp đồng vay tài sản. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó phát sinh nghĩa vụ của các bên là: bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Hợp đồng vay tài sản (tiền) giữa gia đình bạn và ngân hàng đã làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của gia đình bạn đối với ngân hàng. Vì vậy, gia đình bạn phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết. Trường hợp gia đình bạn không có khả năng trả nợ, tức là không thực hiện đúng cam kết thì gia đình bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với ngân hàng và phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng nếu có thiệt hại xảy ra.

Ngân hàng có quyền yêu cầu gia đình bạn thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết hoặc xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Về các biện pháp xử lý liên quan đến hợp đồng vay tiền mà gia đình bạn không có khả năng trả nợ thì khi ký kết hợp đồng, gia đình bạn và ngân hàng có thể đã thỏa thuận thỏa thuận và thực hiện các thủ tục cần thiết để sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 318 Bộ luật Dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Như vậy, khi mẹ bạn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý như:

– Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho gia đình bạn (nếu có thỏa thuận).

– Xử lý tài sản mà gia đình bạn đã cầm cố, thế chấp (nếu có thỏa thuận). Điều 355 BLDS 2005 quy định về việc xử lý tài sản thế chấp: “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này”

Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức đã được hai bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

Bên cạnh đó, khi gia đình bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc gia đình bạn thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự (Còn hiệu lực)

Trả lời bởi: CTV3


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191