Cướp có 2 người có bị coi là có tổ chức

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cướp có 2 người có bị coi là có tổ chức

Em tôi bị bạn bè rủ rê và có tham gia 1 vụ cướp tài sản, vụ đó chỉ có em tôi và bạn thực hiện và là vụ đầu tiên, liệu em tôi có bị coi là phạm tội có tổ chức bị tăng nặng không?


Cướp có 2 người có bị coi là có tổ chức
Cướp có 2 người có bị coi là có tổ chức (Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Cướp có 2 người có bị coi là có tổ chức – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 06 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

3./ Luật sư trả lời

          Luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm và phạm tội có tổ chức tại Khoản 2, Điều 17:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Theo đó cần lưu ý một số điểm sau để xác định tình tiết phạm tội có tổ chức:

– Phải có đồng phạm

Trong trường hợp đang xét, nếu hai người mà bạn đề cập cố ý cùng thực hiện tội cướp giật thì hai người này chính là đồng phạm

– Phải có tính liên kết chặt chẽ

Việc có hay không có tổ chức phải xem xét có hay không sự phân công trong lúc thực hiện tội phạm. Nếu cả người người đều có vai trò quan trọng khiến cho sự phối hợp liên kết là điều kiện bắt buộc để thực hiện tội phạm thì mới có thể xác định đó là “phạm tội có tổ chức”.

Đối với tội cướp, việc xác định “tính có tổ chức” ảnh hưởng khá lớn đến asc độ nghiêm khắc của  khung hình phạt. Cụ thể

Trong trường hợp thông thường, theo quy định tại Khoản 1, Điều 168, cấu thành cơ bản: “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Trường hợp phạm tội có tổ chức quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 168 thì phạm tội thuộc trường hợp này bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191