Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đang mang thai có được miễn, tạm hoãn trách nhiệm hình sự?
Tôi phạm tội trộm cắp tài sản vào tháng 6 năm 2017 tại Thái Bình, tuy nhiên trong quá trình vụ việc được đưa ra xét xử thì tôi có thai, như vậy thì tôi có được ưu tiên gì như là miễn hay tạm hoãn trách nhiệm hình sự không, và nếu sau khi sinh con xong tôi có được nuôi con cho tới khi 3 năm tuổi rồi mới phải thực hiện án không, việc có con của tôi hoàn toàn là vô tình và mức án trộm cắp của tôi cũng có khả năng là rất nhẹ thôi, tôi phạm tội lần đầu, chưa có tiền án tiền sự gì cả và cũng không có vi phạm gì ở địa phương.
Luật sư Tư vấn Đang mang thai có được miễn, tạm hoãn trách nhiệm hình sự– Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 29 tháng 11 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009;
- Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP ngày 02/10/2007, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt
3./Luật sư trả lời
Pháp luật hình sự không có quy định về việc tạm hoãn trách nhiệm hình sự mà chỉ có quy định về miễn trách nhiệm hình sự và hoãn chấp hành hình phạt tù.
Về miễn trách nhiệm hình sự, ăn cứ Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về miễn trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 25. Miễn trách nhiệm hình sự
Về việc hoãn chấp hành hình phạt tù, Tại Điểm b, tiểu mục 7.1 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP ngày 02/10/2007, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt có quy định : “7.1. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù:
b) Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì để được hoãn chấp hành hình phạt tù thì họ phải đảm bảo các điều kiện như sau: có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi và bị xử phạt tù lần đầu.
Mặt khác, tại Điểm b tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP : “Người bị xử phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi”.
Do đó, theo quy định tại điểm b tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HDTP thì người phạm tội trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới và bản thân trong thời gian đó họ sinh con thì vẫn được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi đứa con đó đủ 36 tháng tuổi. Còn nếu người đó cứ liên tục mang thai – sinh con và phạm tội trong thời gian tạm hoãn thi hành hình phạt tù thì họ vẫn được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi, tuy nhiên khi quyết định hình phạt tù thì họ sẽ bị áp dụng quy định theo Khoản 2 Điều 61 BLHS 2015, cụ thể như sau: “Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.