_Đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước cử tri, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri. Tuy nhiên trong kì hoạt động của mình, đại biểu Quốc hội phải thể hiện ý chí của đại đa số cử tri. Trong trường hợp mất tín nhiệm sẽ bị cử tri bãi nhiệm vào bất kì thời gian nào.
_Nhân dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu mình đã bầu ra, ngoài ra đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
_Thủ tục cử tri bãi nhiệm đại biểu gần tương tự như thủ tục bầu cử.
_Để phụ trách công việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, pháp luật quy định thành lập Uỷ ban công tác bãi nhiệm, ban công tác, tổ công tác bãi nhiệm.
_Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số cử tri đơn vị bầu cử bỏ phiếu bãi nhiệm hoặc khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu bỏ phiếu bãi nhiệm.
_Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tham khảo thêm:
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Hội đồng dân tộc theo pháp luật hiện hành
- Các uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội
- Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Kì họp của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động của HĐ dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.