Bảo lưu quyền sở hữu là một hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận song Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập sơ qua về bảo lưu quyền sở hữu tại điều 461 BLDS 2005. Khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành, bảo lưu quyền sở hữu trở thành hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận với những quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
1. Khái niệm, đặc điểm bảo lưu quyền sở hữu
1.1. Khái niệm
Bảo lưu là “Giữ lại ý kiến riêng của mình khác với ý kiến của đa số nghị quyết để tiếp tục làm sang tỏ sự đúng, sai trong những lần sau.Bảo lưu là cách tránh sự áp đặt ý kiến vẫn phải phục tùng tuyệt đối và hành động theo quyết định của tập thể và không được chống lại.”
1.2. Đặc điểm
– Bên mua đã nhận vật nhưng quyền sở hữu vật vẫn thuộc bên bán. Lúc này việc mua bán vẫn chưa làm phát sinh quyền sở hữu với người mua mà chỉ xảy ra khi bên mua đã đồng ý lấy vật và thực hiện xong nghĩa vụ.
– Khi nhận được tài sản mua bán và có quyền đưa tài sản vào khai thác công dụng, còn bên bán vẫn được sở hữu tài sản.
– Theo đó bên bán có thể bán được tài sản, còn bên mua có cơ hội có được tài sản mà mình mong muốn khi họ chưa thể đủ tiền mua ngay.
– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ) bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi nào đó.
Việc quy định vấn đề bảo lưu quyền sở hữu nhằm giúp cho bên mua khi nhận được tài sản họ phải sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, có ý thức bảo vệ tài sản và có trách nhiệm thanh toán tiền cho bên bán khi đến hạn. Còn bên bán được quyền ưu tiên thanh toán khi mà bên mua có rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho bên bán có thể nhận được đầy đủ giá trị tài sản khi giao tài sản cho bên mua.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu.
Ngoài quyền và nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản, thì các bên trong hợp đồng co quyền và nghĩa vụ cụ thể sau đây:
2.1. Bên mua
– Có nghĩa vụ thanh toán đúng theo thỏa thuận (trả tiền đủ, đúng hạn). Ngoài ra còn phải chịu rủi ro khi sử dụng sản phẩm.
– Bên mua có quyền sử dụng khai thác công dụng của tài sản là đối tượng mua bán.
2.2. Bên bán
– Có quyền đòi lại tài sản đã bán nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán (như không trả tiền, trả tiền không đầy đủ, trả tiền không đúng hạn…). bên bán còn quyền sở hữu với tài sản.
Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm thuộc về bên bảo đảm.
3. Phương thức thực hiện:
– Hợp đồng được lập thành văn bản với hình thức được quy định chặt chẽ. Do việc thực hiện nghĩa vụ của các bên không phát sinh và chấm dứt ngay mà đó là cả một quá trình rất phức tạp dễ xảy ra tranh chấp.
– Hợp đồng ngoài quy dịnh về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên phải thỏa thuận về hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.
– Đối tượng thường là những tài sản có đăng ký quyền sở hữu (như ô tô, xe máy, nhà…).
– Bên bán chọn một trong hai phương thức: không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua nhưng bên bán giữ lại bản gốc.
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.